Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026 (đề xuất)

Tại Kỳ họp thứ 9, đã có dự thảo Nghị quyết đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026 (đề xuất) (Hình ảnh từ Internet)

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026 (đề xuất) (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 13/5/2025, tại Kỳ họp thứ 9, Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).

Dự thảo Nghị quyết

Tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2026 (đề xuất)

Cụ thể, tại Điều 1 Dự thảo Nghị quyết đề xuất giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng).

Thời gian áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng 2% quy định trên từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.

Về tăng trưởng kinh tế, việc giảm thuế VAT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.

Đối với người dân và doanh nghiệp: Việc giảm 2% mức thuế VAT sẽ góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, giúp sản phẩm của doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh.

Như vậy, theo dự thảo Nghị quyết thì những hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT bao gồm các các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, sẽ giảm còn 8% cho 6 tháng cuối năm 2025 và hết năm 2026 sẽ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất… trong môi trường tốt hơn.

Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025

Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 thì thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Theo đó, căn cứ Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng như sau:

- Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

+ Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;

+ Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây do Chính phủ quy định:

+ Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu;

+ Dịch vụ viễn thông;

+ Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm;

+ Hoạt động cung cấp điện, hoạt động sản xuất điện, nước sạch;

+ Hoạt động kinh doanh bất động sản;

+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt và hoạt động dầu khí.

Từ 01/7/2025, ai sẽ là người nộp thuế giá trị gia tăng?

Tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 thì người nộp thuế giá trị gia tăng bao gồm:

(1) Tổ chức, hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh).

(2) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

(3) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại (4) và (5); tổ chức sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí và khai thác dầu khí của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam.

(4) Nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân tại Việt Nam (sau đây gọi là nhà cung cấp nước ngoài); tổ chức là nhà quản lý nền tảng số nước ngoài thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài; tổ chức kinh doanh tại Việt Nam áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ thuế mua dịch vụ của nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử hoặc các nền tảng số thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của nhà cung cấp nước ngoài.

(5) Tổ chức là nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức năng thanh toán thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

(6) Chính phủ quy định chi tiết (1), (4) và (5); quy định về người nộp thuế trong trường hợp nhà cung cấp nước ngoài cung cấp dịch vụ cho người mua là tổ chức kinh doanh tại Việt Nam áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại (4).

Xem thêm Dự thảo Nghị quyết.

100

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác