Công văn 2534: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM năm 2025

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã có chỉ đạo về tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM năm 2025.

Công văn 2534: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM năm 2025

Công văn 2534: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM năm 2025 (Hình từ Internet)

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM ban hành Công văn 2534/SGDĐT-CTTT ngày 12/5/2025 về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2025.

Công văn 2534/SGDĐT-CTTT

Công văn 2534: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục ở TPHCM năm 2025

Căn cứ Công văn 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp;

Căn cứ Kế hoạch 1739/KH-UBND ngày 19/3/2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố năm 2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đề nghị thực hiện công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố năm 2025; phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ; phòng, chống dịch sởi; phòng, chống bệnh cúm mùa và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp tại các cơ sở giáo dục như sau:

- Nghiêm túc quán triệt, thực hiện Công văn 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; Kế hoạch 1739/KH-UBND ngày 19/3/2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố năm 2025.

- Huy động mọi nguồn lực, hình thức, phương tiện truyền thông thực hiện sáng tạo, thiết thực, hiệu quả để phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh; truyền thông phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; đảm bảo vệ sinh môi trường, theo dõi sức khỏe của người lao động, trẻ em, học sinh và hướng dẫn, khuyến cáo thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân như như đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, hạn chế tiếp xúc với trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh;  khuyến khích chủ động tiêm vắc xin phòng cúm; tiêm vắc xin có thành phần sởi, rubella đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ theo khuyến cáo của ngành y tế.

Xem thêm tại Công văn 2534/SGDĐT-CTTT ban hành ngày 12/5/2025.

Các giải pháp chuyên môn kỹ thuật trong phòng chống bệnh truyền nhiễm tại TPHCM năm 2025

Kế hoạch 1739/KH-UBND ngày 19/3/2025 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì sau đây là các giải pháp chuyên môn kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố năm 2025:

Kế hoạch 1739/KH-UBND

* Công tác dự phòng

- Công tác dự phòng, giám sát, kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm

+ Thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến dịch bệnh thế giới qua thông tin từ Bộ Y tế và trên các nguồn tin quốc tế (WHO, US CDC,…) về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi và tái nổi. Chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

+ Tiếp tục thực hiện nghiêm kiểm dịch y tế biên giới theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP.

+ Thực hiện nghiêm túc quy định giám sát dịch tễ, giám sát tác nhân đối với các bệnh truyền nhiễm lưu hành, mới nổi, tái nổi và thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch theo các quy định của pháp luật hiện hành.

+ Phối hợp chặt chẽ giữa Sở Y tế với các sở, ngành, các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phối hợp liên ngành nhằm quyết liệt xử lý các điểm nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết trước khi mùa mưa đến và duy trì bền vững suốt năm, kiểm soát dịch bệnh xâm nhập vào Thành phố.

- Công tác tiêm chủng phòng bệnh:

+ Tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo đạt tỷ lệ theo Kế hoạch; Tăng cường quản lý đối tượng tiêm chủng trên địa bàn: thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách đối tượng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.

+ Tổ chức đánh giá nguy cơ, xác định vùng nguy cơ, rà soát đối tượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng chống dịch để giảm tối thiểu tối đa nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Tiếp tục hoàn tất chiến dịch  tiêm vắc xin phòng bệnh sởi cho các đối tượng và đề xuất mở rộng các đối tượng tùy theo tình hình dịch bệnh.

+ Tăng cường công tác quản lý thông tin tiêm chủng, giám sát an toàn tiêm chủng; giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo quy định của hệ thống quốc gia về vắc xin.

* Công tác điều trị

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và cập nhật về các nội dung chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh truyền nhiễm theo các hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế cho tất cả nhân viên y tế công lập và ngoài công lập có tham gia công tác này.

+ Tăng cường năng lực chi viện các tuyến, tổ chức phân tuyến điều trị, phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già và trẻ em, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong; phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh; bổ sung phác đồ điều trị một số bệnh truyền nhiễm gây dịch, phác đồ chống sốc, chống kháng thuốc.

+ Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người già và trẻ em, người bệnh hồi sức tích cực, thận nhân tạo...).

+ Rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu thuốc, vắc xin, vật tư y tế, trang thiết bị y tế phục vụ cho công tác điều trị, chăm sóc người bệnh.

* Công tác hậu cần

- Bảo đảm đáp ứng đủ thuốc, vắc xin, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phù hợp với tình hình dịch bệnh.

- Đảm bảo điều kiện vận hành của các trang thiết bị, phương tiện (Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh…) theo quy định.

- Kiện toàn lực lượng phòng, chống dịch đảm bảo đủ nhân lực; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; rà soát, hoàn thiện các chính sách thu hút nhân lực.

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực dịch cho các bộ tham gia phòng, chống dịch bệnh.

* Công tác truyền thông và ứng dụng công nghệ thông tin

- Duy trì và đẩy mạnh truyền thông nguy cơ đối với tất cả bệnh truyền nhiễm; tổ chức triển khai các đợt cao điểm tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm để nâng cao ý thức phòng bệnh cho cộng đồng. Nội dung truyền thông nguy cơ phải sát với thực tiễn, thường xuyên cập nhật điều chỉnh, phù hợp theo tình hình dịch bệnh trong năm.

- Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông  tin và truyền thông cơ sở để tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh và triển khai hiệu quả các hình thức phù hợp và hiệu quả.

- Triển khai chuyển đổi số trong công tác phòng chống dịch bệnh trên toàn hệ thống; đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh từ đó ra quyết định kiểm soát dịch kịp thời.

* Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và đổi mới sáng tạo

- Khuyến khích các đơn vị đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giám sát, xử lý dịch bệnh, về vắc xin phòng bệnh, dự báo dịch, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

- Phát huy quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước trong công tác huấn luyện đào tạo nâng cao năng lực, giám sát các tác nhân gây bệnh, nghiên cứu phát triển vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

* Kiểm tra, thanh tra và chế tài các vi phạm hành chính về phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường

- Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, kiểm dịch y tế biên giới.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh bệnh truyền nhiễm trên địa bàn Thành phố, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi, hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao.

 

12

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác