Bãi bỏ toàn bộ 2 văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống HIV/AIDS

Bộ Y tế ban hành Thông tư 10 bãi bỏ toàn bộ 2 văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống HIV/AIDS.

Bãi bỏ toàn bộ 2 văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống HIV/AIDS

Bãi bỏ toàn bộ 2 văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống HIV/AIDS (Hình từ internet)

Bãi bỏ toàn bộ 2 văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống HIV/AIDS

Ngày 09/5/2025 Bộ Y tế ban hành Thông tư 10/2025/TT-BYT bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành về phòng, chống HIV/AIDS.

Theo đó, tại Điều 1 Thông tư 10/2025/TT-BYT bãi bỏ toàn bộ 2 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành:

- Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BYT-BCA quy định việc cấp, phát, quản lý và sử dụng Thẻ nhân viên tiếp cận cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.

- Thông tư 04/2019/TT-BYT về việc quy định việc phân cấp thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính và đình chỉ hoạt động xét nghiệm khẳng định các trường hợp HIV dương tính.

Sửa đổi, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

Căn cứ Điều 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật, công bố văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực:

- Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 78/2025/NĐ-CP.

- Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản do mình ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 78/2025/NĐ-CP.

- Cơ quan, người có thẩm quyền có thể ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trong trường hợp toàn bộ hoặc một phần nội dung văn bản trái pháp luật hoặc trường hợp thay đổi về thẩm quyền do việc sắp xếp, tổ chức bộ máy hoặc trường hợp không còn đối tượng áp dụng.

- Cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyền khác ban hành khi phát hiện văn bản trái pháp luật hoặc trong trường hợp thay đổi về thẩm quyền do việc sắp xếp, tổ chức bộ máy.

- Cơ quan ban hành văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có trách nhiệm:

+ Rà soát, xác định nội dung văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành trái với văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế;

+ Ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để công bố một phần hoặc toàn bộ văn bản quy định chi tiết, quy định biện pháp cụ thể để tổ chức, hướng dẫn thi hành văn bản xác định tại điểm a khoản này hết hiệu lực trước ngày văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế có hiệu lực.

Thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật

Tại Điều 5 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật.

- Thủ tục hành chính chỉ được quy định để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025;

+ Thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh.

- Thủ tục hành chính quy định trong văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

+ Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của quy định về thủ tục hành chính;

+ Minh bạch, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện;

+ Tiết kiệm thời gian và chi phí của cơ quan, tổ chức và cá nhân;

+ Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;

+ Bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý;

+ Bảo đảm quy định đầy đủ, cụ thể các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính. Trường hợp không quy định đầy đủ, cụ thể các bộ phận cấu thành thì giao cơ quan có trách nhiệm quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan đó;

+ Không yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thành phần hồ sơ đã có trong Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do cơ quan nhà nước quản lý được chia sẻ, khai thác theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của thủ tục hành chính nếu giải pháp thực hiện chính sách có thủ tục hành chính; dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính. Việc đánh giá tác động thủ tục hành chính thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nguyễn Tùng Lâm

14



tin noi bat
Tin mới
Các tin khác