Đã có Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới

Mới đây, Bộ Chính trị đã ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đã có Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới

Đã có Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới (Hình từ Internet)

Ngày 30/4/2025, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Nghị quyết 66-NQ/TW

Đã có Nghị quyết 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới

Theo đó, trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi mang tính thời đại, để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển bứt phá, giàu mạnh, hùng cường dưới sự lãnh đạo của Đảng; cùng với việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy, phấn đấu tăng trưởng kinh tế "hai con số", công tác xây dựng và thi hành pháp luật phải được đổi mới căn bản, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. 

Từ tình hình trên, Bộ Chính trị yêu cầu quán triệt thực hiện tốt các nội dung về việc bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật được quy định cụ thể tại Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 như sau:

- Các cấp uỷ đảng phải lãnh đạo toàn diện, trực tiếp việc thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này. Mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong chấp hành và tuân thủ pháp luật, lan tỏa tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật.

- Xác định xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật và kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thường xuyên của các bộ, ngành Trung ương. Thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật, các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "lợi ích nhóm" trong xây dựng và thi hành pháp luật. Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, chịu trách nhiệm chính về chất lượng chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, ngành mình; gắn với công tác đánh giá, khen thưởng, sử dụng cán bộ và có chế tài, biện pháp xử lý đối với người không thực hiện đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ và cơ quan của Quốc hội cơ cấu ít nhất một lãnh đạo có chuyên môn pháp luật. Các cấp ủy địa phương quan tâm phân công cấp uỷ viên phụ trách công tác tư pháp và cơ cấu giám đốc sở tư pháp tham gia cấp uỷ cấp tỉnh; có cơ chế điều động, luân luân chuyển cán bộ, công chức của của Bộ, ngành Tư pháp đi địa phương và làm việc ở bộ, ngành Trung ương để bổ sung kinh nghiệm thực tiễn.

Ngoài ra, tại Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 thì Bộ Chính trị còn có quy định về việc thực hiện cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật như sau:

- Đổi mới cơ chế phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách dành cho công tác xây dựng pháp luật trên nguyên tắc kịp thời, đúng, đủ và gắn với khoản chi theo kết quả, sản phẩm của từng nhiệm vụ, hoạt động. Người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ, hoạt động xây dựng pháp luật được quyền chủ động và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí được giao.

- Bảo đảm chỉ cho công tác xây dựng pháp luật không thấp hơn 0,5% tổng chi ngân sách hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển. Thành lập Quỹ hỗ trợ xây dựng chính sách, pháp luật do ngân sách nhà nước bảo đảm, kết hợp nguồn kinh phí xã hội hoá hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước, góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật; bảo đảm hiệu quả, gắn với quản lý công khai, minh bạch, phòng ngừa, ngăn chặn mọi biểu hiện trục lợi, hướng lái chính sách.

- Bố trí nguồn ngân sách phù hợp, tương xứng cho công tác tổ chức thi hành pháp luật. Ưu tiên nguồn lực tương xứng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng đặc thù, yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.

Xem thêm tại Nghị quyết 66-NQ/TW có hiệu lực từ 30/4/2025

43

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác