
Hình thức nuôi trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng từ ngày 15/8/2025 (Hình từ Internet)
Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
 |
Nghị định 183/2025/NĐ-CP |
Hình thức nuôi trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng từ ngày 15/8/2025
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 183/2025/NĐ-CP bổ sung Điều 32b Mục 4a vào sau Mục 4 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về hình thức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng như sau:
(1) Đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
- Chủ rừng là tổ chức được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững;
- Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Không nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; những khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ, vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Trường hợp nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản báo cáo đánh giá chi tiết về vị trí, địa điểm có thể nuôi, trồng phát triển cây dược liệu mà vẫn bảo đảm an toàn và khả năng phòng hộ của khu rừng (về ngăn chặn lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp) để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, chấp thuận trước khi phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 32đ và điểm đ khoản 3 Điều 32e Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
(2) Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu:
- Chủ rừng là tổ chức được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững;
- Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hợp tác, liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tự tổ chức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu tự quyết định việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định của pháp luật. Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm để xây dựng và thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Nguyễn Thị Mỹ Quyền
12
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN