
Thông tin sáp nhập tỉnh thành: Sáp nhập nguyên trạng các tỉnh thành với nhau để hình thành các tỉnh thành mới (dự kiến)(Hình từ internet)
Thông tin sáp nhập tỉnh thành: Sáp nhập nguyên trạng các tỉnh thành với nhau để hình thành các tỉnh thành mới (dự kiến)
Theo nội dung tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính. Có 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh được đề xuất thực hiện sắp xếp, trong đó:
- 48 tỉnh gồm: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
- 04 thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 3 dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã đề xuất nguyên tắc thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính như sau:
- Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp để hình thành đơn vị hành chính mới.
- Trường hợp sáp nhập tỉnh với tỉnh thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị mới sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương.
- Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là xã.
Như vậy, theo nội dung trên thì dự kiến khi thực hiện sáp nhập tỉnh, thành phố trong thời gian tới, sẽ thực hiện sắp xếp, nhập nguyên trạng địa giới hành chính của các tỉnh, thành phố để hình thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.
Dự kiến đề án sáp nhập tỉnh thành phải sẽ ý kiến của từng hộ gia đình
Cụ thể, tại nội dung đề xuất quy định về trình tự, thủ tục xây dựng và thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Căn cứ định hướng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chính phủ phân công Uỷ ban nhân dân của 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Trong đó, Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải được lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn cấp tỉnh thực hiện sắp xếp theo quy định tại Điều 11 của dự thảo Nghị quyết như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình thường trú trên địa bàn; quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân cấp tỉnh tổ chức việc tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn.
Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của UBND cấp tỉnh cùng sáp nhập (cơ quan phối hợp).
Trên cơ sở Hồ sơ đề án của UBND cấp tỉnh, Bộ Nội vụ tổng hợp, xây dựng Đề án của Chính phủ trình Quốc hội.
157
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN