Đề xuất bỏ những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

Đã có dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), theo đó đề xuất bỏ những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước.

Đề xuất bỏ những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Hình ảnh từ Internet)

Đề xuất bỏ những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 03/4/2025, Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ trình Chính phủ về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

Dự thảo Luật Cán bộ,công chức

Đề xuất bỏ những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước

Cụ thể, tại Điều 19 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước gồm:

- Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.

- Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

- Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đã bãi bỏ đi quy định này và chỉ quy định cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.

Phân loại bí mật nhà nước

Tại Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 thì căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:

- Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

- Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

- Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Xem thêm dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)

19

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác