
Thay đổi đáng chú ý về cán bộ công chức cấp xã theo đề xuất mới nhất (Hình từ internet)
Thay đổi đáng chú ý về cán bộ công chức cấp xã theo đề xuất mới nhất
Ngày 03/4/2025, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ trình Chính phủ về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
 |
dự thảo Luật |
Dưới đây là những thay đổi đáng chú ý về cán bộ công chức cấp xã:
1. Không phân biệt cán bộ công chức cấp xã với cấp tỉnh, trung ương
Tại Điều 2 dự thảo Luật sửa đổi khái niệm cán bộ, công chức, trong đó quy định cán bộ, công chức ở Trung ương, ở cấp tỉnh và cấp xã (bỏ cấp huyện); đồng thời, bỏ Chương V về cán bộ, công chức cấp xã trong Luật CBCC hiện hành:
Điều 2. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm hoặc chỉ định giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Theo đó, dự thảo Luật thống nhất quản lý đội ngũ cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp xã, không phân biệt công chức cấp xã với công chức cấp tỉnh, bảo đảm đúng chủ trương của Đảng về liên thông trong công tác cán bộ.
2. Cán bộ công chức cấp xã được giữ nguyên số lượng biên chế sau khi sáp nhập
Căn cứ Điều 55 dự thảo Luật về điều khoản chuyển tiếp như sau:
Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, cán bộ, công chức cấp xã theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019) được giữ nguyên số lượng biên chế cho đến khi hoàn thành việc rà soát, tinh giản, cơ cấu lại và sắp xếp theo vị trí việc làm của chính quyền địa phương.
Trong thời hạn 5 năm, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải sắp xếp, tinh giản và cơ cấu lại đội ngũ theo đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt.
3. Cán bộ công chức cấp xã được bảo lưu tiền lương đến khi bố trí việc làm mới
Cũng tại Điều 55 dự thảo Luật thì cán bộ, công chức cấp xã được bảo lưu mức tiền lương hiện hưởng cho đến khi bố trí việc làm mới theo quy định của Chính phủ.
Chính phủ sẽ xây dựng lộ trình, ban hành quy định từng bước chuyển đổi quản lý theo vị trí việc làm trong thời hạn 05 năm tính từ ngày Luật này có hiệu lực. Trong thời hạn 05 năm, việc quản lý đội ngũ, các nội dung về tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức tiếp tục thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Các chức vụ chức danh cán bộ công chức cấp xã mới nhất
Theo Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về các chức vụ, chức danh của cán bộ cấp xã và công chức cấp xã như sau:
* Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
* Công chức cấp xã có các chức danh sau đây:
- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự;
- Văn phòng - thống kê;
- Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã);
- Tài chính - kế toán;
- Tư pháp - hộ tịch;
- Văn hóa - xã hội.
30
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN