Sẽ xem xét sửa Hiến pháp và các luật liên quan tại Kỳ họp thứ 9

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét sửa Hiến pháp năm 2013 và sửa đổi các luật liên quan đến Hiến pháp

Sẽ xem xét sửa Hiến pháp và các luật liên quan tại Kỳ họp thứ 9

Sẽ xem xét sửa Hiến pháp và các luật liên quan tại Kỳ họp thứ 9 (Hình từ Internet)

1. Sẽ xem xét sửa Hiến pháp và các luật liên quan tại Kỳ họp thứ 9

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc cuộc họp theo dự kiến kỳ họp thứ 9 sẽ diễn ra từ ngày 5/5 đến ngày 30/6, thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến lần đầu đối với 16 dự án luật khác.

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và sửa đổi các luật liên quan đến sửa đổi Hiến pháp nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18/NQ-TW.

2. Phiên thảo luận về sửa đổi Hiến pháp 2013 sẽ được truyền hình trực tiếp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam với phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Nhất trí nội dung và cách thức tiến hành với việc xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội…

3. Yêu cầu sửa đổi Hiến pháp theo Kết luận 127 thế nào?

Cụ thể tại Kết luận 127-KL/TW năm 2025 thì Bộ Chính trị đã yêu cầu rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Hiến pháp,pháp luật của Nhà nước, trong đó, giao Đảng uỷ Quốc hội khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Chủ trì, phối hợp với Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo Đảng uỷ Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp, Đảng uỷ Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

- Báo cáo Bộ Chính trị vào đầu tháng 3/2025 để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban tổ chức Trung ương) trước ngày 07/4/2025; thời gian hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất ngày 30/6/2025

4. Quy định về việc sửa đổi Hiến pháp

Căn cứ Điều 120 Hiến pháp 2013 thì việc sửa đổi Hiến pháp được thực hiện như sau:

- Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

- Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

- Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.

- Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

- Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

5 . Hiến pháp Việt Nam có tổng cộng bao nhiêu điều?

Hiến pháp 2013 gồm có 11 Chương và 120 Điều.

Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 được trình bày như sau:

Trải qua nghìn năm lịch sử, Nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, Nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bằng ý chí và sức mạnh của toàn dân tộc, được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, Nhân dân ta đã giành chiến thắng vĩ đại trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thể chế hóa Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa  Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980Hiến pháp 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp 2013 này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Phạm Việt Trinh

54

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác