Kinh phí mua sắm tài sản công thuộc quản lý Bộ Quốc phòng

Bài viết này sẽ cho biết chi tiết về kinh phí mua sắm tài sản công thuộc quản lý Bộ Quốc phòng.

Kinh phí mua sắm tài sản công thuộc quản lý Bộ Quốc phòng

Kinh phí mua sắm tài sản công thuộc quản lý Bộ Quốc phòng (Hình từ internet)

Kinh phí mua sắm tài sản công thuộc quản lý Bộ Quốc phòng

Căn cứ Quyết định 1100/QĐ-BQP năm 2025 quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản công, vật tiêu hao, dịch vụ, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

Trong đó, tại Điều 3 có quy định cụ thể về nguồn kinh phí mua sắm tài sản công thực hiện 1 số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý Bộ Quốc phòng:

- Nguồn kinh phí mua sắm tài sản công, vật tiêu hao, dịch vụ gồm:

+ Nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);

+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không lập thành dự án;

+ Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);

+ Nguồn ngân sách địa phương chi hỗ trợ thực hiện một số nhiệm vụ chi thuộc lĩnh vực quốc phòng (trừ trường hợp sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ toàn bộ kinh phí để mua sắm quy định tại điểm g khoản 2 Điều 1 Quyết định 1100/QĐ-BQP);

+ Nguồn thu từ phí, lệ phí được khấu trừ hoặc để lại theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

+ Nguồn thu theo Quy chế phân phối nguồn thu từ kết quả hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế và hoạt động có thu khác của các đơn vị trong Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Quyết định 4044/QĐ-BQP ngày 11/10/2022, được sửa đổi tại Quyết định 6088/QĐ-BQP ngày 23/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

+ Nguồn kinh phí hợp pháp khác.

- Nguồn kinh phí mua sắm hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin từ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho quốc phòng.

- Việc mua sắm tài sản công, vật tiêu hao, dịch vụ và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Quyết định 1100/QĐ-BQP sử dụng nhiều nguồn vốn để mua sắm một (01) nhiệm vụ được giao quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Quyết định 1100/QĐ-BQP thì thực hiện như sau:

+ Trường hợp sử dụng nguồn vốn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Quyết định 1100/QĐ-BQP và nguồn ngân sách địa phương thì thẩm quyền quyết định mua sắm thực hiện theo quy định tại Quyết định 1100/QĐ-BQP;

+ Trường hợp sử dụng nhiều nguồn vốn trong đó có nguồn vốn đầu tư công thì thẩm quyền quyết định mua sắm thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Quyết định 1100/QĐ-BQP không quy định về thẩm quyền quyết định đối với

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 1100/QĐ-BQP thì không quy định về thẩm quyền quyết định đối với những đối tượng sau:

- Mua sắm tài sản công là trang bị Kỹ thuật thuộc tài sản đặc biệt (còn gọi là trang bị nhóm 1 theo quy định tại quy định danh mục vũ khí quân dụng và xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng);

- Mua sắm tài sản công, trang thiết bị, vật tiêu hao theo tiêu chuẩn đặc thù các ngành hoặc theo tiêu chuẩn, chế độ, định mức để bảo đảm cho toàn quân được quy định tại các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (mua sắm tập trung cấp phát hiện vật);

- Mua hàng dự trữ quốc gia;

- Mua tài sản là nhà, công trình, đất;

- Mua sắm tài sản công, vật tiêu hao, dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 1100/QĐ-BQP sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;

- Mua sắm tài sản công, vật tiêu hao, dịch vụ, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1100/QĐ-BQP lập thành dự án đầu tư sử dụng nhiều nguồn vốn, không có nguồn vốn đầu tư công;

- Mua sắm tài sản công, vật tiêu hao, dịch vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Quyết định 1100/QĐ-BQP sử dụng toàn bộ nguồn ngân sách địa phương (thực hiện theo quy định của địa phương);

- Mua sắm tài sản công, vật tiêu hao, dịch vụ, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 1100/QĐ-BQP tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;

- Mua sắm hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nguyễn Tùng Lâm

26

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác