Tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị thay đổi như thế nào theo Đề xuất?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đề xuất mới liên quan đến tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị.

Tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị thay đổi như thế nào theo Đề xuất? (HÌnh từ internet)

Bộ Nội vụ vừa công bố Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, đề xuất tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị thay đổi như thế nào theo Đề xuất?

Theo đó, Dự thảo Luật đề xuất, tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính như sau: 

- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã.

- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường.

- Chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu.

- Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính nêu trên gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Hiện hành, theo Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.

- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.

- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.

- Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.

Trước đó, tại Kết luận 127-KL/TW Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung thực hiện tốt các nội dung được giao, bao gồm việc:

Nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. 

Như vậy, theo đề xuất, sẽ tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Theo đó, chính quyền địa phương ở nông thôn sẽ gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã, bỏ cấp huyện. Và chính quyền địa phương ở đô thị sẽ gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường, bỏ quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị trấn.

Đề xuất nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương

Theo đề xuất, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phải đảm bảo nguyên tắc sau: 

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.

- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.

- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.

(Điều 4 Dự thảo Luật)

 

44

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác