Danh sách dự kiến sáp nhập tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng theo Tờ trình 624

Dưới đây là nội dung về danh sách dự kiến sáp nhập tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng theo Tờ trình 624.

Danh sách dự kiến sáp nhập tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng theo Tờ trình 624

Danh sách dự kiến sáp nhập tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng theo Tờ trình 624 (Hình từ internet)

Danh sách dự kiến sáp nhập tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng theo Tờ trình 624

Theo nội dung tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Dự kiến cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập trong đợt này, gồm: TP Hà Nội, TP Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Còn đối với 52 đơn vị cấp tỉnh còn lại dự kiến sẽ thực hiện sắp xếp, gồm 4 thành phố và 48 tỉnh. Trong đó có 09 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng, cụ thể:

STT

Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thành phố trực thuộc

1

Thành phố Hải Phòng

TP. Thủy Nguyên

2

Vĩnh Phúc

TP. Phúc Yên

TP. Vĩnh Yên

3

Bắc Ninh

TP. Bắc Ninh

TP. Từ Sơn

4

Hải Dương

TP. Hải Dương

TP. Chí Linh

5

Hưng Yên

TP. Hưng yên

6

Thái Bình

TP. Thái Bình

7

Nam Định

TP. Nam Định

8

Hà Nam

TP. Phủ Lý

9

Ninh Bình

TP. Hoa Lư

TP. Tam Điệp

06 tiêu chí mới khi xem xét sáp nhập tỉnh thành trong thời gian tới theo Tờ trình 624

Theo nội dung về tiêu chí xác định ĐVHC thực hiện sắp xếp tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính và . Thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị về việc “sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã”, dự thảo Nghị quyết quy định về tiêu chí sắp xếp đối với ĐVHC cấp tỉnh và cấp xã theo hướng bám sát 06 tiêu chí đã được Bộ Chính trị xem xét, thống nhất, gồm:

(1) Diện tích tự nhiên;

(2) Quy mô dân số;

(3) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc;

(4) Tiêu chí về địa kinh tế (trong đó đã bao gồm tiêu chí về vị trí địa lý, quy mô và trình độ phát triển kinh tế);

(5) Tiêu chí về địa chính trị;

(6) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh.

Cụ thể hơn, tại dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang được Bộ Nội vụ lấy ý kiến. Đã đề xuất đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp như sau:

- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại dự thảo Nghị quyết này là việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo định hướng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của các địa phương

- Tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp gồm 06 tiêu chí:

(i) Tiêu chỉ về Diện tích tự nhiên và Quy mô dân số:

Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.

(ii) Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc:

Đơn vị hành chính cấp tinh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.

(iii) Tiêu chí về địa kinh tế:

Đơn vị hành chính cấp tinh có vị trí địa lý liền kẻ, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp.

(iv)Tiêu chí về địa chính trị:

Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.

(v) Tiêu chí về quốc phòng, an ninh:

Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.

34

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác