
Đã có thời điểm dự kiến giải thể đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước (Hình từ internet)
Bộ Nội vụ đã công bố Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), theo đó dự kiến bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, chỉ còn đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu tại hải đảo).
 |
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) |
Đã có thời điểm dự kiến giải thể đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước
Cụ thể, theo Điều 1 và Điều 2 dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đã đề xuất sửa đổi quy định đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính từ ngày 01/07/2025 như sau:
* Đơn vị hành chính
- Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
(i) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
(ii) Đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm: xã, phường, đặc khu tại hải đảo (sau đây gọi chung là cấp cơ sở);
(iii) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
- Đặc khu tại hải đảo quy định tại điểm (ii) do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập phù hợp với quy mô dân số, diện tích tự nhiên, điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
* Tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính
(1) Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã.
(2) Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường.
(3) Chính quyền địa phương ở hải đảo là chính quyền địa phương ở đặc khu.
(4) Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại (1), (2) và (3) gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
(5) Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Như vậy, khi so sánh với quy định hiện hành tại Điều 1 và 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 thì dự thảo Luật sửa đổi đã đề xuất bỏ đơn vị hành chính cấp huyện.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (hiện hành)
|
Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)
|
Đơn vị hành chính của của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
(i) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
(ii) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);
(iii) Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);
(iv) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
|
Đơn vị hành chính của của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
(i) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
(ii) Đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh gồm: xã, phường, đặc khu tại hải đảo (sau đây gọi chung là cấp cơ sở);
(iii) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
|
- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã.
- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
|
- Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, xã
- Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, phường.
|
Ngoài ra, dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cũng nêu đề xuất về quy định chuyển tiếp như sau:
Khi thực hiện giải thể đơn vị hành chính cấp huyện thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền chỉ định các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 được bầu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ đại biểu ở phần địa phận thuộc đơn vị hành chính xã, phường, đặc khu hoặc được cơ quan có thẩm quyền điều động, bố trí công tác tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị của chính quyền địa phương ở xã, phường, đặc khu trực thuộc (trước khi đơn vị hành chính cấp huyện bị giải thể) làm đại biểu của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 của xã, phường, đặc khu đó.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày dự thảo Luật này có hiệu lực thi hành, Thường trực Hội đồng nhân dân, các cơ quan thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, thị xã phải hoàn thành việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bảo đảm cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan, không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập các Tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức việc bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất quy định trên.
Dự kiến việc giải thể đơn vị hành chính cấp huyện sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 nếu dự thảo Luật trên được thông qua.
Xem thêm tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
616
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN