
Công chức Chi cục Hải quan Gia
Thụy (Hải quan Hà Nội) hướng dẫn thủ tục hải quan cho DN. Ảnh: N.Linh.
Theo Phó trưởng Phòng
Giám sát quản lý về hải quan (Hải quan Hà Nội) Nguyễn Thị Chung Thủy, khi thực
hiện VNACCS/VCIS, DN cần lưu ý một số điểm như: Giới hạn mặt
hàng trên tờ khai; trị giá tính thuế; tỷ giá tính thuế; thuế suất; Trường hợp
hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế; Trường hợp hàng hóa chịu thuế
giá trị gia tăng…
Cụ thể, mỗi tờ khai được
khai tối đa 50 mặt hàng, trường hợp một lô hàng có trên 50 mặt hàng, người khai
sẽ phải thực hiện khai báo trên nhiều tờ khai, các tờ khai của cùng một lô hàng
được liên kết với nhau dựa trên số nhánh của tờ khai.
Lưu ý về vấn đề trị giá tính thuế, bà Thủy cho biết, hệ thống sẽ tự động
tính toán trị giá tính thuế cho từng dòng hàng đối với các lô hàng đủ điều kiện
áp dụng phương pháp trị giá giao dịch, người khai hải quan khai báo tổng trị
giá hóa đơn, tổng hệ số phân bổ trị giá, trị giá hóa đơn của từng dòng hàng,
các khoản điều chỉnh, tổng hệ số phân bổ các khoản điều chỉnh. Trên cơ sở đó,
hệ thống sẽ tự động phân bổ các khoản điều chỉnh và tự động tính trị giá tính
thuế cho từng dòng hàng.
Tuy nhiên, hệ thống sẽ
không tự động phân bổ, tính toán trị giá tính thuế đối với các lô hàng đủ điều
kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch nhưng ngoài I (phí bảo hiểm) và F
(phí vận tải), còn có trên 5 khoản điều chỉnh khác hoặc việc phân bổ các khoản
điều chỉnh không theo tỷ lệ trị giá. Đối với các trường hợp này, người khai hải
quan khai báo, tính toán trị giá tính thuế của từng dòng hàng tại tờ khai trị
giá riêng, sau đó điền kết quả vào ô “trị giá tính thuế” của từng dòng hàng.
Liên quan đến tỷ giá tính
thuế trên VNACCS/VCIS, khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông
tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ áp dụng tỷ giá tại ngày thực hiện nghiệp vụ này
để tự động tính thuế.
Trường hợp người khai hải
quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA và đăng ký tờ khai IDC
trong cùng ngày hoặc khác ngày có tỷ giá giống nhau thì hệ thống tự động giữ nguyên
tỷ giá tính thuế;
Trường hợp người khai hải
quan thực hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC (được tính là thời điểm người khai
hải quan ấn nút “Gửi” tại màn hình IDC) tại ngày có tỷ giá khác với tỷ giá tại
ngày khai thông tin nhập khẩu IDA thì hệ thống sẽ báo lỗi. Khi đó, người khai
hải quan dùng nghiệp vụ IDB gọi màn hình IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ
cần gọi IDA và gửi luôn thì hệ thống sẽ tự động cập nhật lại tỷ giá theo ngày
đăng ký tờ khai.
Về thuế suất, khi người
khai hải quan thực hiện nghiệp vụ khai thông tin nhập khẩu IDA, hệ thống sẽ lấy
thuế suất tại ngày dự kiến khai báo IDC để tự động điền vào ô thuế suất.
Trường hợp thuế suất tại
ngày IDC dự kiến khác thuế suất tại ngày IDC, thì khi người khai hải quan thực
hiện nghiệp vụ đăng ký tờ khai IDC hệ thống sẽ báo lỗi, khi đó, người khai hải
quan dùng nghiệp vụ IDB gọi bản IDA để khai báo lại - thực chất là chỉ
cần gọi IDA và gửi luôn thì hệ thống sẽ tự động cập nhật lại thuế suất theo ngày
đăng ký tờ khai IDC.
Trường hợp người khai hải
quan nhập mức thuế suất thủ công thì hệ thống xuất ra chữ “M” bên cạnh ô thuế
suất.
Về xác định trường hợp
hàng hóa thuộc đối tượng miễn/giảm/không chịu thuế, việc xác định hàng hóa
thuộc đối tượng được miễn thuế NK không căn cứ vào Bảng mã miễn thuế, mà phải
thực hiện theo các văn bản quy định, hướng dẫn liên quan. Chỉ sau khi đã xác
định được hàng hóa thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu mới áp mã dùng trong
VNACCS theo Bảng mã miễn thuế và nhập mã miễn thuế vào chỉ tiêu tương ứng trên
màn hình đăng ký khai báo nhập khẩu (IDA).
Trường hợp hàng hóa thuộc
đối tượng miễn thuế NK thuộc diện phải đăng ký danh mục miễn thuế (DMMT) trên
Hệ thống VNACCS (nghiệp vụ TEA) thì phải nhập đủ cả mã miễn thuế và số DMMT, số
thứ tự dòng hàng trong DMMT đã đăng ký trên VNACCS. Trường hợp hàng hóa thuộc
đối tượng miễn thuế NK thuộc diện phải đăng ký DMMT nhưng đăng ký thủ công
ngoài VNACCS thì phải nhập mã miễn thuế và ghi số DMMT vào phần ghi chú.
Về thời hạn nộp thuế,
trường hợp cùng một mặt hàng nhưng các sắc thuế có thời hạn nộp thuế khác nhau,
hệ thống sẽ tự động xuất ra các chứng từ ghi số thuế phải thu tương ứng với
từng thời hạn nộp thuế.
Trường hợp người khai làm
thủ tục NK nhiều mặt hàng nhưng các mặt hàng có thời hạn nộp thuế khác nhau,
người khai sẽ phải khai trên các tờ khai khác nhau tương ứng với từng thời hạn
nộp thuế.
Ngoài ra, các DN cũng cần
lưu ý về 10 chỉ tiêu không được sửa chữa trên tờ khai như: Số tờ khai; Mã loại
hình; Mã phân loại hàng hóa; Mã hiệu phương thức vận chuyển; Cơ quan hải quan; Ngày
khai báo dự kiến: không được sửa trong trường hợp không đúng đối tượng khai; Mã
người nhập khẩu; Tên người nhập khẩu; Mã đại lý hải quan; Mã địa điểm lưu kho
hàng chờ thông quan dự kiến.
Ngọc Linh
Theo Báo Hải quan
14,675
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN