Cụ thể, để thực hiện hoàn
thành nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Chương trình)
năm 2014, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì,
phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, căn cứ Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25/1/2014 của Thủ tướng
Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 của Chương
trình, hướng dẫn địa phương phân bổ vốn cho từng cấp, tỉnh, huyện, xã để thực
hiện Chương trình; đồng thời, kịp thời xem xét xử lý các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình phân bổ, sử dụng vốn; kiểm tra việc giao vốn của các địa phương
để đầu tư xây dựng các công trình ở xã trong thời gian qua, hướng dẫn địa phương
thực hiện theo hướng:
Phân bổ vốn theo tiêu chí
xã gắn với ưu tiên cho dự án hạ tầng phục vụ sản xuất theo quy hoạch; Nhà nước
hỗ trợ một phần vốn (bằng tiền hoặc bằng vật liệu xây dựng) dân tự nguyện tham gia
đóng góp (đất đai, lao động, kinh phí).
Việc huy động tự nguyện
cũng phải phù hợp với khả năng của nhân dân. Không huy động quá khả năng của
nhân dân, không bắt buộc người dân đóng góp dưới mọi hình thức; đẩy mạnh phân
cấp đầu tư xây dựng cho xã và nhân dân tự xây dựng, quản lý sử dụng công trình.
Dừng ngay việc ứng
vốn xây dựng công trình khi chưa xác định được nguồn vốn
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài
chính nghiên cứu, hướng dẫn việc quản lý, thanh quyết toán nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ để đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn xã.
Bộ Tài chính cũng được
giao hướng dẫn địa phương bố trí vốn từ ngân sách địa phương để thực hiện
Chương trình này, trong đó lưu ý tỷ lệ tối thiểu ngân sách địa phương phải bố
trí thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng, miền; hướng
dẫn sử dụng nguồn thu từ xổ số kiến thiết để tăng cường cho nội dung xây dựng
nông thôn mới; bố trí ngân sách địa phương thực hiện quy hoạch nông thôn mới
(ngoài số vốn ngân sách trung ương hỗ trợ bình quân như hiện nay), trong đó lưu
ý đối với những địa phương thật sự có khó khăn để đề xuất ngân sách trung ương
hỗ trợ; hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cho Chương trình xây
dựng nông thôn mới; hướng dẫn địa phương dừng ngay việc ứng vốn đầu tư xây dựng
trước các công trình khi chưa xác định được nguồn vốn.
Nhân rộng mô hình
xã nông thôn mới
Phó Thủ tướng giao Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tổng kết,
nhân rộng mô hình xã nông thôn mới; nghiên cứu mô hình sản xuất, bảo vệ môi trường
nông thôn có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân.
Bộ Xây dựng được giao chủ
trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn địa phương rà soát lại các quy hoạch, bổ sung điều chỉnh quy hoạch nhằm
nâng cao chất lượng các quy hoạch, trong đó cần lưu ý việc kết nối các quy
hoạch trên địa bàn huyện về giao thông, thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng, quy
hoạch phát triển sản xuất và các quy hoạch khác.
Bộ Tài nguyên và Môi
trường chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Xây dựng hướng dẫn quy
hoạch về bảo vệ môi trường nông thôn, nhất là bảo vệ môi trường tại các xã,
thôn bản; có kế hoạch cụ thể lập dự án xử lý môi trường tại làng nghề và sắp
xếp theo thứ tự ưu tiên để thực hiện.
Sớm tổ chức Hội
nghị sơ kết toàn quốc
Dự kiến vào đầu tháng
5/2014 sẽ tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới. Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hoàn thiện Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước.
Với sự cố gắng của các
cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, sau 3 năm triển khai, Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã đạt được kết quả đáng khích lệ:
số tiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 5,27 tiêu chí/xã năm 2011 lên
8,48 tiêu chí/xã năm 2013; đến nay có 144 xã đạt 19 tiêu chí; có 93,1% số xã
hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới;
các công trình kết cấu hạ tầng được các địa phương quan tâm đầu tư xây dựng;
đến nay có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập cho
nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, cánh đồng
lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp
với nông dân. Về huy động nguồn lực:
mặc dù ngân sách trung ương hỗ trợ ít nhưng các địa phương đã huy động nguồn lực
khá lớn từ ngân sách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác,
vốn tín dụng, vốn từ các doanh nghiệp và huy động đóng góp của người dân về
đất đai, lao |
Tuệ Văn
Theo Báo
điện tử Chính phủ
3,024
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN