Điều
16. Lập hóa đơn ... 2.
Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn ... b) Tiêu thức “Tên, địa chỉ,
mã số thuế của người bán”, “tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” Người bán phải ghi đúng
tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán. Tiêu thức “tên, địa chỉ” của
người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo
xác định đúng người mua, người bán. Trường hợp tên, địa chỉ
người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ
thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận"
thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt
Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP",
"Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp"
thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi
nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường
phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ
doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp. Trường hợp tổ chức bán
hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa
chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có
mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính. Trường hợp khi bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy
hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập
hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp
tên, địa chỉ, mã số thuế. Riêng đối với các đơn vị
bán lẻ xăng dầu, nếu người mua không yêu cầu lấy hoá đơn, cuối ngày đơn vị phải
lập chung một hoá đơn cho tổng doanh thu người mua không lấy hoá đơn phát
sinh trong ngày. Trường hợp hóa đơn đã lập
có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng mã số thuế người mua thì
các bên lập biên bản điều chỉnh và không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Các trường
hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 Thông
tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. |