1. Từ
01/7/2015, doanh nghiệp được quyền tự quyết định con dấu
Cụ thể, doanh nghiệp được quyền quyết định về hình thức,
số lượng và nội dung con dấu.
Nội dung con dấu phải đảm bảo đủ thông tin tên doanh nghiệp
và mã số doanh nghiệp.
Trước khi sử dụng, doanh nghiệp phải thông báo mẫu con dấu
với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc
gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung này được quy định tại Luật
doanh nghiệp 2014.
2. Phạm
vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp
Nhà nước sẽ đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp trong
các lĩnh vực sau:
- Doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết
yếu cho xã hội.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ
quốc phòng, an ninh.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự
nhiên.
- Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho
các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Đó là nội dung được đề cập tại Luật
Quản lý, sử dụng vốn
Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 có hiệu lực từ ngày
01/7/2015.
3. Hướng dẫn xử lý nợ khi chuyển đổi
DN 100% vốn Nhà nước
Thông tư 57/2015/TT-BTC hướng dẫn bàn giao, tiếp nhận, xử
lý nợ khi chuyển đổi doanh nghiệp sở hữu doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có hiệu
lực từ ngày 01/7/2015 và thay thế Thông tư 38/2006/TT-BTC.
Theo đó, Công ty Mua bán nợ xử
lý nợ và tài sản tiếp nhận như sau:
- Hình thức xử lý nợ và tài sản tiếp nhận thực hiện theo
Điều lệ và Quy chế quản lý tài chính của Công ty. Tài sản là quyền sử dụng đất
thì xử lý theo pháp luật đất đai.
- Trường hợp tài sản có giá trị còn lại trên sổ sách kế
toán:
+ Lớn hơn 100
triệu thì thuê thẩm định giá để tổ chức bán đấu giá.
+ Nhỏ hơn 100
triệu thì lựa chọn đấu giá hoặc thỏa thuận theo giá không thấp hơn giá thị trường.
Trường hợp tài sản không có giao dịch trên thị trường thì
tự định giá hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá để làm cơ
sở bán tài sản.
- Đối với lô tài sản của một Doanh nghiệp tại một địa chỉ:
+ Trường hợp
không bao gồm tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở
lên thì đấu giá hoặc thỏa thuận giá không thấp hơn giá thị trường.
+ Trường hợp có
tài sản có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 100 triệu trở lên thì thuê
thẩm định giá. Kết quả thẩm định lớn hơn 100 triệu thì bán đấu giá; dưới 100
triệu thì chọn bán đấu giá hoặc thỏa thuận.
4. Hướng
dẫn lập báo cáo tài chính 2015
Theo Thông tư 75/2015/TT-BTC
sửa đổi Điều 128 Thông tư 200/2014/TT-BTC
về chế độ kế toán doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 14/7/2015, thì việc lập báo
cáo tài chính trong năm 2015 được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập
báo cáo tài chính giữa niên độ được lựa chọn lập báo cáo tài chính giữa niên độ
năm 2015 theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC hoặc theo Thông tư 200.
- Riêng báo cáo tài chính năm 2015 phải
tuân thủ theo Thông tư 200.
5. 31/12/2015: Hạn chót điều chỉnh tỷ lệ cổ phần vượt giới hạn
Cụ thể, chậm nhất 31/12/2015, tổ chức tín
dụng phối hợp với cổ đông, hay nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt
quá giới hạn phải lập Kế hoạch khắc phục trừ trường hợp được Thủ tướng cho phép
hay được xử lý theo Phương án cơ cấu lại đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Kế hoạch khắc phục tối thiểu phải có các
nội dung:
- Danh sách cổ đông, nhóm cổ đông có
liên quan đang sở hữu cổ phần vượt giới hạn.
- Biện pháp và lộ trình khắc phục việc sở
hữu cổ phần vượt giới hạn.
- Cam kết của tổ chức tín dụng về việc
phối hợp, đôn đốc cổ đông, nhóm cổ đông có liên quan sở hữu cổ phần vượt giới hạn
thực hiện việc khắc phục theo đúng lộ trình nêu trên.
Nội dung này được đề cập tại Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định
thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới
hạn theo Điều 55 Luật
các tổ chức tín dụng phát sinh trước ngày 01/01/2011, sẽ có hiệu lực từ
ngày 15/7/2015.
Trúc Anh
20,701
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN