Bảng mã vùng 63 tỉnh thành hiện nay trước khi sáp nhập tỉnh thành

Dưới đây là nội dung về bảng mã vùng 63 tỉnh thành hiện nay trước khi sáp nhập tỉnh thành.

Bảng mã vùng 63 tỉnh thành hiện nay trước khi sáp nhập tỉnh thành

Bảng mã vùng 63 tỉnh thành hiện nay trước khi sáp nhập tỉnh thành (Hình từ internet)

Bảng mã vùng 63 tỉnh thành hiện nay trước khi sáp nhập tỉnh thành

Tính đến năm 2025, có 59 tỉnh, thành phố trên cả nước dùng mã vùng điện thoại cố định mới 3 chữ số theo lộ trình thực hiện chuyển đổi mã vùng của doanh nghiệp viễn thông.

Có 04 tỉnh là Hà Giang,Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc vẫn giữ nguyên mã cũ.

Mới đây, theo nội dung tại buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một số ý kiến về tổ chức lại không gian phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Tổng Bí thư, dự kiến cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính 3 cấp gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường.

Dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Cơ cấu tổ chức này hướng đến mục tiêu chính quyền, cán bộ gần dân hơn, sát dân hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn.

Dưới đây là bảng mã vùng của 63 tỉnh thành hiện nay trước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành trong thời gian tới:

STT

Tên tỉnh

Mã vùng

1

An Giang

296

2

Bà Rịa – Vũng Tàu

254

3

Bạc Liêu

291

4

Bắc Kạn

209

5

Bắc Giang

204

6

Bắc Ninh

222

7

Bến Tre

275

8

Bình Dương

274

9

Bình Định

256

10

Bình Phước

271

11

Bình Thuận

252

12

Cà Mau

290

13

Cao Bằng

206

14

Cần Thơ

292

15

Đà Nẵng

236

16

Đắk Lắk

262

17

Đắk Nông

261

18

Điện Biên

215

19

Đồng Nai

251

20

Đồng Tháp

277

21

Gia Lai

269

22

Hà Giang

219

23

Hà Nam

226

24

Hà Nội

24

25

Hà Tĩnh

239

26

Hải Dương

220

27

Hải Phòng

225

28

Hòa Bình

218

29

Hồ Chí Minh

28

30

Hậu Giang

293

31

Hưng Yên

221

32

Khánh Hòa

258

33

Kiên Giang

297

34

Kon Tum

260

35

Lai Châu

213

36

Lào Cai

214

37

Lạng Sơn

205

38

Lâm Đồng

263

39

Long An

272

40

Nam Định

228

41

Nghệ An

238

42

Ninh Bình

229

43

Ninh Thuận

259

44

Phú Thọ

210

45

Phú Yên

257

46

Quảng Bình

232

47

Quảng Nam

235

48

Quảng Ngãi

255

49

Quảng Ninh

203

50

Quảng Trị

233

51

Sóc Trăng

299

52

Sơn La

212

53

Tây Ninh

276

54

Thái Bình

227

55

Thái Nguyên

208

56

Thanh Hóa

237

57

Thừa Thiên – Huế

234

58

Tiền Giang

273

59

Trà Vinh

294

60

Tuyên Quang

207

61

Vĩnh Long

270

62

Vĩnh Phúc

211

63

Yên Bái

216

Cập nhật lộ trình sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã mới nhất

Cụ thể, theo Công văn 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025 thì lộ trình sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã và không tổ chức cấp huyện đã có sự thay đổi theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo  Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo).

Sau đây là cập nhật lộ trình sáp nhập tỉnh thành và sáp nhập xã mới nhất theo Công văn 43-CV/BCĐ ngày 20/3/2025:

Thời gian

Nội dung thực hiện

Trước ngày 25/03

Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến các địa phương, cơ quan, đơn vị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp báo cáo Bộ Chính trị.

Trước ngày 01/04

Đảng ủy Chính phủ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Tờ trình, Đề án và gửi tài liệu báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

Trước ngày 15/04

Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo:

(i) Hướng dẫn việc xây dựng, hoàn thiện Đề án sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã (chức năng, nhiệm vụ cụ thể, tổ chức bộ máy, biên chế; bố trí cán bộ, trụ sở làm việc, nhà ở công vụ; xử lý tài sản, trụ sở…).

(ii) Chỉ đạo Đảng ủy các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tham mưu Chính phủ hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính các cấp, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp bảo đảm kịp thời, đồng bộ, cụ thể, thuận lợi cho việc xây dựng đề án và tổ chức thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Trước ngày 25/04

Ban Tổ chức Trung ương tham mưu ban hành Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 11 về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Trước ngày 30/06

* Đảng ủy Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã.

-  Quốc hội thông qua nghị quyết sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

* Các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

- Xây dựng đề án chi tiết không tổ chức cấp huyện, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã (lưu ý quan tâm bố trí cán bộ, trụ sở, phương tiện, trang thiết bị).

- Phối hợp với các ban Đảng ở Trung ương, Đảng ủy Chính phủ, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương triển khai phương án sáp nhập tỉnh.

Ngày 01/07

Vận hành đơn vị cấp xã theo tổ chức mới.

Ngày 01/09

Vận hành đơn vị cấp tỉnh mới sau sáp nhập.

 

68

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác