Phân loại nhà biệt thự theo quy định mới nhất

Theo quy định pháp luật hiện hành thì có bao nhiêu loại nhà biệt thự? Việc cải tạo nhà biệt thự được quy định thế nào? Văn bản nào quy định về vấn đề này?

Phân loại nhà biệt thự theo quy định mới nhất (hình ảnh từ Intertnet)

Phân loại nhà biệt thự theo quy định mới nhất (hình ảnh từ Intertnet)

Phân loại nhà biệt thự theo quy định mới nhất

Nhà biệt thự là một loại hình nhà ở cao cấp, được xây dựng trên diện tích đất rộng rãi, có không gian sống thoải mái và thiết kế đặc biệt để tạo sự sang trọng, tiện nghi.

Khác với các loại nhà ở khác như chung cư hay nhà phố, biệt thự thường có không gian sống lớn, với sân vườn, hồ bơi, garage và các tiện ích khác. Biệt thự có thể được xây dựng ở nhiều địa điểm khác nhau, từ khu đô thị đến khu vực ngoại ô, mang lại một không gian sống lý tưởng cho chủ nhân.

Một đặc điểm nổi bật của biệt thự là sự phân chia không gian một cách khoa học và hợp lý, với các phòng chức năng được thiết kế riêng biệt, không gian sống rộng rãi và đặc biệt là sự chú trọng đến yếu tố phong thủy trong kiến trúc.

Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2023 thì nhà biệt thự được phân loại thành 03 nhóm:

- Nhà biệt thự nhóm một là nhà biệt thự được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; nhà biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc, nhà cổ do hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng bao gồm đại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệp và nhà khoa học có liên quan để xác định tiêu chí và danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Hội đồng có trách nhiệm trình danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật, xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt:

- Nhà biệt thự nhóm hai là nhà biệt thự không thuộc trường hợp được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa nhưng có giá trị về nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử do hội đồng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng bao gồm đại diện các cơ quan về kiến trúc, xây dựng, văn hóa cấp tỉnh, hội nghề nghiệp và nhà khoa học có liên quan để xác định tiêu chí và danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn. Hội đồng có trách nhiệm trình danh mục công trình nhà ở có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, văn hóa, lịch sử trên địa bàn để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo quy định của pháp luật, xác định và lập danh sách để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt

- Nhà biệt thự nhóm ba là nhà biệt thự không thuộc 02 trường hợp trên.

Nguyên tắc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự theo quy định mới nhất

Căn cứ khoản 2 Điều 123 Luật Nhà ở 2023 thì việc quản lý, sử dụng và bảo trì, cải tạo nhà biệt thự phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Nhà biệt thự phải tuân thủ quy định của Luật Nhà ở 2023, pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc và pháp luật về xây dựng; trường hợp có giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử thì còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa;

- Đối với nhà biệt thự nhóm một phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, bao gồm cả hình dáng kiến trúc; cấu trúc bên trong; mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao;

- Đối với nhà biệt thự nhóm hai phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài.

Việc cải tạo nhà biệt thự được thực hiện thế nào?

Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 131 Luật Nhà ở 2023 thì việc cải tạo nhà biệt thự như sau:

- Đối với nhà biệt thự quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2023 thì việc cải tạo còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về kiến trúc, pháp luật về di sản văn hóa; trường hợp pháp luật quy định phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi cải tạo thì chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện theo văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

- Đối với nhà biệt thự là nhà ở cũ thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2023 thì còn phải tuân thủ các quy định sau đây:

+ Không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của nhà biệt thự;

+ Không được phá dỡ nếu nhà biệt thự chưa bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ theo kết luận kiểm định của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh; trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng loại vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của nhà biệt thự;

+ Không được tạo thêm kết cấu để làm tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian bên ngoài nhà biệt thự.

Xem thêm Xu hướng mới trong thiết kế bất động sản biệt thự.

39

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác