
Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành chi tiết của Việt Nam mới nhất (Hình từ Internet)
1. Bản đồ hành chính 63 tỉnh thành chi tiết của Việt Nam mới nhất
Sau đây là mẫu Bản đồ hành chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trung tâm Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý thuộc Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam:

>> Tải về Bản đồ hành chính nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
 |
Bản đồ hành chính |
2. Các loại bản đồ hành chính các cấp
Theo Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT thì bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
- Bản đồ hành chính toàn quốc là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
- Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp huyện) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Tập bản đồ hành chính toàn quốc là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
- Tập bản đồ hành chính cấp tỉnh là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
- Tập bản đồ hành chính cấp huyện là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.
3. Nội dung bản đồ hành chính các cấp
Theo Điều 7 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT thì nội dung bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
- Yếu tố cơ sở toán học: Khung trong bản đồ; lưới kinh tuyến vĩ tuyến; các điểm tọa độ, độ cao quốc gia; ghi chú tỷ lệ, thước tỷ lệ.
- Yếu tố chuyên môn: Biên giới quốc gia và địa giới hành chính.
- Yếu tố nền địa lý: Thủy văn; địa hình; dân cư; kinh tế - xã hội; giao thông.
- Các yếu tố khác: Tên bản đồ; bản chú giải; bảng diện tích dân số; bản đồ phụ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản.
4. Các tài liệu thành lập bản đồ hành chính các cấp
Các tài liệu thành lập bản đồ hành chính các cấp theo Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT như sau:
- Tài liệu chính
+ Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được thành lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính trong bộ hồ sơ địa giới hành chính của địa phương đó do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
+ Tài liệu về biên giới quốc gia do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
+ Cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia; cơ sở dữ liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất; cơ sở dữ liệu, bản đồ địa chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp;
+ Văn bản quy phạm pháp luật và tài liệu về điều chỉnh địa giới hành chính đến thời điểm thành lập bản đồ;
+ Danh mục địa danh quốc tế; danh mục địa danh hành chính; danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn và kinh tế - xã hội cấp tỉnh; danh mục địa danh biển, đảo, quần đảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Tài liệu bổ sung
+ Tài liệu chuyên ngành về địa hình, thủy văn, dân cư, giao thông, kinh tế - xã hội;
+ Các tài liệu thống kê và bản đồ khác của địa phương có nội dung liên quan đến bản đồ cần thành lập.
- Các tài liệu được lựa chọn đảm bảo mới nhất; có tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn gần nhất với tỷ lệ bản đồ cần thành lập.
118
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN