Về vấn
đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Đối
tượng thám gia BHXH tự nguyện
- Trước ngày 1/1/2016: Theo quy định tại
Khoản 5 Điều 2 Luật BHXH số 71/2006/QH11; Điều 2, Khoản 2 Điều 9 Nghị
định số 190/2007/NĐ-CP ngày
28/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện
thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và
không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Từ ngày 1/1/2016: Theo quy định tại
Khoản 4 Điều 2 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì người tham gia BHXH tự nguyện là
công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc.
Mức
đóng, thu nhập làm căn cứ đóng
Từ ngày 1/1/2014 đến 31/12/2015: Theo
quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 100 Luật BHXH số 71/2006/QH11 thì:
- Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu
nhập người tham gia lưa chọn đóng BHXH.
- Mức thu nhập lựa chọn làm căn cứ đóng
BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lương cơ cở; cao nhất bằng 20 lần mức lương
cơ sở.
Phương
thức đóng
Người tham gia BHXH được lựa chọn một
trong các phương thức hàng tháng, hoặc hàng quý, hoặc 6 tháng một lần.
Từ ngày 1/1/2016: Theo quy định tại Điều
87 Luật BHXH số 58/2014/QH13 thì:
Mức đóng hàng tháng bằng 22% mức thu nhập
tháng do người tham gia lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế
- xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Nhà nước sẽ có chính
sách hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện, hiện Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn
về nội dung này.
Thủ
tục tham gia
Thực hiện theo quy định, hướng dẫn của
BHXH Việt Nam tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 về việc ban hành quy định
quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT. Đề nghị ông (bà) có thể
liên hệ với cơ quan BHXH cấp huyện gần nhất, hoặc đại lý thu BHXH tự nguyện tại
các xã, phường nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Theo Báo điện tử Chính phủ
37,563
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN