
Lương tối thiểu tăng sẽ kéo theo mức
đóng BHXH cho người lao động tăng.
Ông Bùi Sỹ Lợi -
Phó Chủ nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội - trao đổi với PV Dân trí
xung quanh thông tin thời sự về tăng lương tối thiểu vùng năm 2016. Vấn đề đang
thu hút sự quan tâm của báo chí những ngày qua.
Thưa ông, chúng ta bàn nhiều
về mức tăng lương tối thiểu nhưng dường như chưa nhiều người để ý tới nhóm đối
tượng được hưởng lợi từ tăng lương tối thiểu này? Nhận diện đối tượng trong lực
lượng lao động VN ra sao?
- Quý 1/2015, tỉ trọng người lao động làm công ăn lương ở VN mới
chiếm 37,8% trong tổng số lao động có việc làm, tương đương 19,8 triệu lao
động. Nghiên cứu trong tháng 7 của Văn phòng Tổ chức lao động Quốc tế tại VN,
cả nước có khoảng gần 55% người lao động làm công ăn lương đang làm từ dưới 5
năm.
Nhóm người có kinh nghiệm làm việc từ 5 - 10 năm chiếm 22,6% tổng
số người lao động làm công ăn lương. Tỉ lệ lao động có trên 10 năm kinh nghiệm
cũng chiếm tỉ lệ tương tự (22,2%).
Như vậy, đa số người lao động làm công ăn lương ở Việt Nam là lao
động trẻ, thâm niên làm việc còn ngắn. Các nhu cầu của cá nhân và chăm sóc gia
đình sẽ chịu tác động trực tiếp, mạnh mẽ của mức lương họ được trả.

Ông
Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội.
Tuy nhiên cũng
cần thấy rằng, khoảng 1/5 người lao động làm công ăn lương ở VN có trình độ học
vấn ở mức đã tham gia hoặc hoàn thành bậc phổ thông, đào tạo nghề hoặc cao
đẳng.
Khoảng một nửa lao động làm công ăn lương làm các công việc yêu
cầu trình độ kỹ năng trung bình, 26,2% làm việc đòi hỏi kỹ năng cao và 21,7% là
các công việc yêu cầu kỹ năng đơn giản. Tỉ lệ lao động làm công ăn lương có
bằng cấp, chứng chỉ khá thấp (năm 2014 mới đạt 18,39%).
Sự phổ biến của những việc làm có trình độ kỹ năng thấp và trung
bình sẽ gây khó khăn khi người lao động kỳ vọng mức lương cao, đáp ứng tốt hơn
các nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Trong khi người sử dụng lao động chưa hoàn toàn thấy có đủ các
điều kiện để trả lương ở mức cao hơn cho người lao động.
Quay trở lại với những đề xuất tăng lương tối
thiểu vùng năm 2016, tại cuộc họp của Hội đồng tiền lương Quốc gia hôm 5/8 vừa
qua, Tổng LĐLĐ VN đề xuất mức trên 16% và VCCI ở mức 10 %. Cá nhân ông cho rằng
mức tăng nào là hợp lý?
- Tôi cho rằng đề xuất của Tổng LĐLĐ VN đưa ra là có lý khi muốn
có một mức lương tối thiểu vùng mới đáp ứng tốt hơn các nhu cầu sống tối thiểu
của người lao động và gia đình họ.
Quan hệ tiền lương - năng suất lao động là quan hệ 2 chiều, thông
thường, mọi người thường nhìn nhận việc trả lương phải gắn với tăng năng suất
lao động. Nhưng việc tăng lương còn là cơ chế để khuyến khích người lao động
tăng năng suất lao động, làm việc có hiệu quả hơn.
Trên cơ sở dự báo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2015
dưới 5% và mức tăng năng suất lao động bình quân khoảng 3,7% thì cần phải có
điều chỉnh tiền lương ở mức hợp lý hơn.
“Cơ chế xác định mức tiền lương phù hợp trả cho người lao động không chỉ nằm ở việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định trên cơ sở tham vấn ý kiến của Hội đồng tiền lương quốc gia. Cơ chế này còn thể hiện ở cấp độ doanh nghiệp, cấp ngành và do sự thương lượng về mức lương hợp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng lao động” - ông Bùi Sỹ Lợi nói. |
Với mức tăng
lương tối thiểu vùng theo đề xuất của Tổng LĐLĐ VN lên khoảng 16%, đời sống của
người lao động sớm được cải thiện, nhưng sẽ có những tác động như làm tăng giá
thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể phải thu hẹp sản xuất.
Nếu mức tăng thấp dưới 10% như đề xuất của VCCI, đời sống của
người lao động sẽ tiếp tục gặp khó khăn, không khuyến khích được tăng năng suất
lao động, chậm thực hiện lộ trình đảm bảo mức tiền lương tối thiểu bằng nhu cầu
sống tối thiểu.
Do đó, tôi cho rằng mức tăng tiền lương tối thiểu cho 4 vùng trong
năm 2016 tăng khoảng từ 10% đến 12% là hợp lý. Điều này nhằm đảm bảo hài hòa
lợi ích của người lao động, doanh nghiệp, nhà đầu tư và đảm bảo thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước đặt ra.
Đặc biệt, mức tăng này còn đảm bảo lộ trình thực hiện mức tiền
lương tối thiểu bằng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ
vào năm 2018.
Lao động có tính giản đơn,
chất lượng tri thức thấp trong sản phẩm có thể dẫn tới lương tối thiểu không
tăng nhanh. Điều này khiến VN có thể rơi vào “chiếc bẫy” nhân công giá rẻ - yếu
tố không còn giữ thế thượng phong trong xu thế hội nhập và nâng cao đời sống
của chính người lao động, thưa ông?
- Tôi cho rằng, trong thời gian tới, để việc điều chỉnh tiền lương
tối thiểu vùng không quá căng thẳng, trái chiều nhau như hiện nay, Chính phủ
cần tiếp tục có các biện pháp hiệu quả để nâng cao trình độ đào tạo nghề, kỹ
năng nghề cho lực lượng lao động, phát triển các ngành, nghề, công việc có
trong lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
Khoảng sau ngày 20/8, Hội đồng tiền lương Quốc gia sẽ nhóm họp lần 2 để bàn về mức tăng lương tối thiểu vùng 2016. Trước đó, bộ phận kỹ thuật của Hội đồng đã đưa ra 3 phương án tăng lương tối thiểu: 10 %, 11% và 12 %. |
Điều này có ý nghĩa quan trọng để giúp VN tránh được bẫy thu nhập
trung bình mà nhiều quốc gia đang phát triển khác thường gặp phải.
Đối với doanh
nghiệp, cần tăng cường cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể để giải tỏa các
mâu thuẫn, tranh chấp trong các vấn đề liên quan đến tiền lương. Đồng thời,
doanh nghiệp nên xây dựng các cơ chế khuyến khích tăng mức tiền lương trả cho người
lao động làm việc có hiệu quả tốt để tăng năng suất lao động.
Nhìn chung, việc cải thiện các cơ chế pháp lý về đối thoại, thương
lượng, giải quyết tranh chấp, cùng với việc nâng cao vai trò của tổ chức đại
diện người sử dụng lao động, tổ chức đại diện của người lao động để các bên
tham gia hiệu quả vào các cơ chế này.
Yếu tố trên sẽ là điều kiện quan trọng để người lao động có mức
lương thỏa đáng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sống của người lao động và
gia đình họ và là đòn bẩy thúc đẩy tăng năng suất lao động, cải thiện quan hệ
lao động.
- Xin cảm ơn ông
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, việc
xem xét mức tiền lương tối thiểu - về nguyên lý - cần phải được dựa trên 3 yếu
tố theo quy định của pháp luật lao động bao gồm: Nhu cầu sống tối thiểu của
người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội (mức tăng năng suất
lao động) và mức tiền lương trên thị trường lao động (quan hệ cung - cầu lao
động). “Nhưng để có thể xác định được đầy đủ các yếu tố tác động tới việc điều
chỉnh tiền lương tối thiểu hằng năm, cần xem xét thêm cả các yếu tố về sự
phát triển của thị trường lao động, tình trạng, cơ hội về việc làm, trình độ
tay nghề, năng suất lao động hiện nay…” -
ông Bùi Sỹ Lợi nói. |
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo Dân trí
11,864