
Điểm sàn xét tuyển trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) năm 2025 (Hình từ internet)
Điểm sàn xét tuyển trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) năm 2025
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã công bố điểm sàn dự kiến xét tuyển đại học năm 2025 cho các phương thức xét tuyển: điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông, học bạ, đánh giá năng lực.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào khối ngành Sức khỏe và khối ngành Giáo dục năm 2025. Trên cơ sở đó, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành chính thức công bố điểm sàn xét tuyển Khối Sức khỏe năm 2025 theo phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm học bạ trung học phổ thông.
Theo thông báo từ Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt có điểm sàn cao nhất là 20.5 điểm.
Ngành Dược học và Y học cổ truyền có mức điểm sàn là 19 điểm, các ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng cũng có mức điểm sàn 17 điểm. Nhà trường cũng lưu ý đến các thí sinh, điểm sàn là điểm tối thiểu của tất cả tổ hợp gồm 3 bài thi/môn thi, không nhân hệ số và không phân biệt kết quả của thí sinh học chương trình 2006 hay 2018.
Còn đối với phương thức xét tuyển bằng kết quả học bạ trung học phổ thông, ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt ghi nhận mức điểm sàn năm nay là 23 điểm, tiếp theo là Dược học và Y học cổ truyền là 21 điểm. Để xét tuyển vào 4 ngành học này, thí sinh cũng cần đáp ứng yêu cầu học lực xếp loại Tốt cả năm lớp 12.
Đối với các ngành Y học dự phòng, Điều dưỡng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng có mức điểm sàn là 19 điểm, đồng thời thí sinh cần đáp ứng yêu cầu học lực xếp loại Khá cả năm lớp 12.
Đồng thời, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng công bố điểm sàn chính thức xét tuyển đại học năm 2025 cho các chương trình đào tạo tại trường. Theo đó, các chương trình đào tạo có mức điểm sàn là 15 điểm cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và 18 điểm cho phương thức xét tuyển học bạ, 550 điểm cho phương thức xét tuyển điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM và 70 điểm đối với bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Riêng 2 ngành Luật và Luật kinh tế ghi nhận mức điểm sàn là 17 điểm cho phương thức xét tuyển điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông và 18 điểm cho phương thức xét tuyển học bạ.
**Điểm sàn Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2025:



Như vậy, trên đây là thông tin về điểm sàn xét tuyển trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) năm 2025.
>> Xem thêm: Điểm sàn xét tuyển Đại học 2025 của các trường đại học.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
- Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
- Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
(Căn cứ tại Điều 12 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018).
Tùng Lâm
11
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN