Đang có 2 luồng ý kiến xung quanh đề xuất mua tin phục vụ
công tác phòng, chống tham nhũng. Người ủng hộ thì cho đây là biện pháp hay,
người phản đối nói “chống tham nhũng là trách nhiệm của mọi người dân, không
nên đặt vấn đề mua tin”, quan điểm của Phó Chánh án?
- Đảng và Nhà nước đã phát động rất nhiều phong trào đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, trong đó có việc phát động, vận động quần chúng
nhân dân tố cáo những hành vi tham nhũng. Hiệu quả bước đầu cũng có, tuy nhiên
cần khai thác hơn nữa vai trò của họ. Đúng là trong thực tế có suy nghĩ đó là
trách nhiệm của cá nhân mỗi công dân và không nên dùng những biện pháp kinh tế.
Nhưng thực tế cũng cho thấy các biện pháp kinh tế đều có hiệu
quả. Tôi ủng hộ chủ trương mua tin chống tham nhũng, bởi biện pháp nào hướng tới
việc mọi hành vi tham nhũng đều được phát hiện xử lý thì cũng nên ủng hộ.
Theo ông, vấn đề nguồn kinh phí sẽ được giải quyết thế
nào?
- Nếu chúng ta ra được chủ trương này thì nguồn kinh phí
đương nhiên từ NSNN, và nếu có thể sẽ trích từ việc thu hồi, nó sẽ ít hơn rất
nhiều so với tài sản bị tham nhũng.
Nhưng thưa Phó Chánh án, việc phải mua tin cũng đang
khách quan cho thấy công cuộc phòng, chống tham nhũng ở ta chưa thực sự hiệu quả?
- Bây giờ vẫn còn nhiều vấn đề lắm. Thật ra, vấn đề ở chỗ
người dân còn mất lòng tin nhiều. Bởi nói báo tin là một chuyện, còn điều tra,
thu thập chứng cứ chứng minh tham nhũng nữa. Trong khi chứng minh tham nhũng lại
hết sức nan giải.
Thực tế những vụ tham nhũng được xét xử tại tòa án
cũng như điều tra chống tham nhũng nói chung thì việc cung cấp thông tin ban đầu
có phải là cái khó?
- Thực ra những thông tin ban đầu và kết quả điều tra có khi
không hẳn đã phù hợp với nhau. Có khi có hiện tượng, có dấu hiệu nhưng chứng cứ
kết tội lại không đầy đủ thì cũng rất khó kết tội.
Xin trân trọng cảm ơn Phó Chánh án.
Anh Đào
Theo Lao động
Chuyện mua tin, kể cả không phải chỉ tin chống tham nhũng,
mà là tin tố giác tội phạm đã có từ lâu rồi. Lực lượng công an vẫn đang làm.
Và theo tôi, nếu có thì càng tốt chứ sao. (Giám đốc CA TP.Hà Nội Nguyễn
Đức Chung) Nhà nước đã có quy định về nguồn tài chính nhằm hỗ trợ cho
các cơ quan phòng, chống tham nhũng có được nguồn tin có giá trị về việc cung
cấp, tố giác tội phạm tham nhũng. Việc chi tiêu đảm bảo 2 yêu cầu, thứ nhất,
đảm bảo tính bí mật, an toàn cho người báo tin; thứ hai, đảm bảo việc chi đạt
đúng mục đích đặt ra, nghĩa là phải có được những thông tin có giá trị, nó được
chứng minh được trong trình khởi tố, điều tra. Đây được coi là khoản mật chi và việc mua tin thực sự nó
góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ án, trong đó có những vụ án lớn được dư luận xã
hội quan tâm. Ví dụ vụ án liên quan Vinalines, vụ Dương Chí Dũng, tổ chức cho
thuê tài chính... Nhưng nếu cho phép thành lập quỹ phòng, chống tham nhũng
trên cơ sở trích phần trăm từ tài sản công thu hồi để vừa hỗ trợ mua sắm
trang thiết bị cho đội ngũ trực tiếp hoạt động phòng, chống tham nhũng và chi
phí cho việc mua tin thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn. (Phó Ban Nội
chính T.Ư Nguyễn Doãn Khánh) |
3,183
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN