
Tại
kỳ họp thứ 9 sẽ khai mạc vào ngày 20/5 tới, Quốc hội thông qua khoảng 12 dự án
luật và nghị quyết, cho ý kiến 14 dự án luật và nghị quyết - Ảnh minh họa.
Lâu
nay để chậm văn bản, ban hành sai văn bản, ban hành không kịp, ban hành vượt
quyền... chưa xử lý trách nhiệm ai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn
mạnh trong phát biểu kết thúc 3 ngày đại biểu Quốc hội chuyên trách thảo luận 4
dự án luật quan trọng.
Đó là
các dự án luật: Ban hành văn bản pháp luật, Tổ chức Chính phủ, Tổ chức chính
quyền địa phương và Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
Đây
là bốn bộ luật mà theo Chủ tịch mục đích ban hành là để đáp ứng nhu cầu nhà
nước phục vụ nhân dân tốt hơn, phục vụ doanh nghiệp tốt hơn, phục vụ sự quản lý
tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhân dân theo tinh thần của Hiến
pháp.
"Ý
chung nhất tôi muốn nói cho cả 4 luật, tức là nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
phải đi liền với nhau", Chủ tịch nhấn mạnh.
Với
dự án luật ban hành văn bản pháp luật, Chủ tịch lưu ý là không phải ai cũng
được ban hành.
“Trong
luật quy định rồi, anh có thể được ban hành nếu có quy định cho anh, nếu anh cứ
ban hành thì trách nhiệm thế nào, ban hành sai thì trách nhiệm thế nào. Cho nên
nhiệm vụ, quyền hạn cho rõ, nhưng trách nhiệm cũng phải rõ, trong luật này tôi
chưa thấy nói trách nhiệm chỗ nào. Lâu nay để chậm văn bản, ban hành sai văn
bản, ban hành không kịp, ban hành vượt quyền..., chưa xử lý trách nhiệm ai”,
ông nói.
Chuyển
sang Luật Tổ chức Chính phủ, Chủ tịch yêu cầu quy định nhiệm vụ, quyền hạn,
nhưng trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân phải cho rõ, trách nhiệm trước
ai cũng phải rõ.
Luật
Tổ chức chính quyền địa phương cũng vậy, chúng ta bàn rất nhiều về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn nhưng trách nhiệm còn lơ mơ, Chủ tịch tiếp tục nhận xét.
Trước
các ý kiến còn rất khác nhau về các phương án tổ chức mô hình chính quyền địa
phương, Chủ tịch lưu ý không nên chọn phương án nào thì tô nó đẹp lên và không
chọn thì tô nó đen đi.
"Phương
án nào cũng có ưu, nhược điểm, ta cố gắng làm sao cho dân chủ, đảm bảo tập
trung. Chúng ta ngồi đây đều biết nguyên tắc Quốc hội quyết định, chắc chắn ta
phải báo cáo kỹ, không một cá nhân đồng chí nào quyết định được", Chủ tịch
nói.
Liên
quan đến Luật Ngân sách sửa đổi, với các quan điểm về thực quyền của Quốc hội,
Chủ tịch nêu ý kiến: “Phạm vi quyền của Quốc hội là quyết dự toán ngân sách nhà
nước, không thể quyết từng khoản chi cho trường học bao nhiêu, bệnh viện bao
nhiêu”.
Nhưng,
"ông nào quyết sai thì thế nào, tôi thấy chưa nói, trách nhiệm thế nào
chưa nói", Chủ tịch băn khoăn.
Đồng
tình với nhận xét của một số đại biểu về kỷ cương, kỷ luật ngân sách chưa
nghiêm, còn lãng phí, tham nhũng, tiêu cực trong việc quản lý ngân sách mà chưa
rõ trách nhiệm, ông đề nghị dự thảo luật quy định rõ quyền hạn đồng thời làm rõ
cả trách nhiệm của những người có quyền hạn về ngân sách.
Từ
bốn luật trên và mở rộng ra các luật khác đang chuẩn bị, Chủ tịch nhấn mạnh:
“Quốc hội phải cố gắng để tránh tình hình cha chung không ai khóc, tránh tình
hình trách nhiệm không rõ ràng, nếu không thì đất nước này không tiến bộ, sự
công bằng đối với đội ngũ của chúng ta không đảm bảo”.
Chủ
tịch Quốc hội cũng lưu ý với các vị đại biểu chuyên trách là kỳ họp thứ 9 sẽ
khai mạc vào ngày 20/5 tới Quốc hội thông qua khoảng 12 dự án luật và nghị quyết,
cho ý kiến 14 dự án luật và nghị quyết.
Kỳ
họp này nặng về luật, kỳ họp thứ 10 nặng thêm về kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh và đối ngoại, song Chủ tịch cho rằng cũng phải tính tới kỳ họp thứ 11
đầu năm 2016 vẫn phải làm luật.
"Cố
gắng đừng để Quốc hội khóa mới người ta lại tiếp tục thông qua luật ta cho ý
kiến xong rồi", ông bày tỏ quan điểm.
“Mong
các đồng chí cố gắng từ nay tới kỳ họp thứ 9, từ kỳ họp thứ 9 tới kỳ họp thứ
10, từ kỳ họp thứ 10 tới kỳ họp thứ 11 vẫn coi trọng tâm của chúng ta là thi
hành Hiến pháp”, ông nói.
NGUYỄN LÊ
Theo
VnEconomy
2,579
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN