
Việc mua BHYT cá nhân vẫn vướng nhiều điều
kiện - Ảnh: Khánh Linh
“Năm
lần bảy lượt” bị từ chối
Đây là lần thứ ba, chị Minh Hòa (Lò Đúc,
quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đi mua BHYT cho mẹ chồng rồi lại trở về tay không.
Chị Hòa cho biết, hồi đầu năm 2015, chị đã có ý định mua BHYT cho mẹ chồng, nhưng
được cán bộ phụ trách bán BHYT phường giải thích, phải mua theo hộ gia đình.
Do hai vợ chồng chị Hòa đã có thẻ BHYT
do cơ quan cấp, nên chị đã phô tô thẻ BHYT của hai vợ chồng và sổ hộ khẩu cả
nhà mang đến phường. Khi đó, cán bộ phường đối chiếu hộ khẩu, nói còn thiếu bản
chứng nhận thẻ BHYT của con trai chị đang du học ở nước ngoài. Thấy rắc rối
quá, nên chị không mua nữa.
“Nay nghe thông tin lùi thời hạn đóng
BHYT theo hộ gia đình đến 1/1/2016, tôi đi mua BHYT cho mẹ, nhưng họ vẫn từ chối
bán vì mẹ tôi chưa từng đóng BHYT. Cán bộ phường bảo tôi muốn mua BHYT cho mẹ,
thì phải mua theo hình thức hộ gia đình”, chị Hòa thắc mắc.
Chị Ngọc Diệp (Nguyễn Chí Thanh, quận Ba
Đình) thì cho hay, bố chị tham gia BHYT tự nguyện, hết hạn từ cuối tháng
12/2014. Cuối tháng 1/2015, chị ra mua BHYT cho bố nhưng cán bộ phường yêu cầu
phải mua theo hình thức hộ gia đình.
“Vừa rồi nghe thông tin cá nhân đã từng
mua BHYT năm trước giờ được phép mua tiếp trong năm 2015, nên mình lại tìm ra phường
để mua nhưng cũng vẫn bị từ chối. Phường bảo, thời gian ngắt quãng đóng BHYT của
bố mình đã liên tiếp quá ba tháng (từ 31/12/2014-16/4/2015) nên giờ muốn mua
BHYT cho bố thì phải mua cả hộ gia đình”, chị Diệp bức xúc.
“Chúng
tôi đã làm đúng”
Đó là khẳng định của ông Chu Sĩ Hạnh,
cán bộ Phòng Lao động, chính sách xã hội (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình).
Theo ông Hạnh, BHXH Việt Nam đã quy định, việc lùi thời hạn đóng BHYT theo hộ
gia đình chỉ áp dụng cho những trường hợp người dân đã tham gia BHYT thời gian
trước 1/1/2015, tiếp tục gia hạn trong năm nay.
“Theo quy định của bảo hiểm tính theo
năm tài khóa, nếu thời gian ngắt quãng đóng BHYT vượt quá ba tháng thì người
tham gia BHYT sẽ không được gia hạn, tức không thể mua BHYT cá nhân”, ông Hạnh
giải thích.
"Mục đích bán thẻ BHYT theo hộ gia đình là để tăng bao phủ BHYT, để cộng đồng có trách nhiệm với người bệnh. Nếu ai cũng lựa chọn ngược, chỉ khi bị bệnh mới đi mua thẻ BHYT thì quỹ BHYT luôn bội chi”. Ông Phạm Lương Sơn Trưởng ban Thực hiệnchính sách BHYT (BHXH Việt Nam) |
Trao đổi với Báo Giao thông, ông Nguyễn
Công Bằng, cán bộ Phòng Lao động, chính sách xã hội (phường Yên Hòa, Cầu Giấy)
cũng cho biết, những người chưa từng mua BHYT, hoặc từng có BHYT nhưng đã hết hạn
từ ba tháng trở lên thì không được mua BHYT cá nhân là đúng quy định. Theo ông
Bằng, từ khi lùi thời hạn bắt buộc mua BHYT hộ gia đình, tỷ lệ người tham gia
BHYT trên địa bàn phường tăng đáng kể. Nếu tháng một có 37 người, sang tháng
hai con số này nhích lên 41 người và sang tháng ba là 124 người.
Ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện
chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho hay, theo quy định của Luật BHYT sửa đổi, từ
1/1/2015, người dân muốn mua thẻ BHYT phải đăng ký theo hộ gia đình. Tuy nhiên,
sau một thời gian triển khai, nhận được nhiều thông tin phản ánh về việc mua thẻ
BHYT theo hộ gia đình rất phức tạp, BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn các tỉnh,
thành phố lùi quy định trên đến ngày 1/1/2016.
BHXH Việt Nam đã hướng dẫn, đối với hộ
gia đình muốn tham gia BHYT đã có người tham gia BHYT tự đóng 100% mức phí, nếu
sau ngày 1/1/2015 tiếp tục tham gia BHYT thì có thể mua BHYT cho cá nhân người
đó; còn những người chưa tham gia BHYT, khi tham gia BHYT thì bắt buộc thực hiện
theo hộ gia đình.
“Quy định mua BHYT theo hộ gia đình hướng
tới bao phủ BHYT toàn dân, và chỉ lùi thời điểm thực hiện. Do đó, ngay từ bây
giờ, người dân cũng nên mua BHYT cả hộ gia đình, sẽ được lợi hơn vì khi tất cả
thành viên hộ gia đình tham gia BHYT sẽ được giảm dần mức đóng từ thành viên thứ
hai trở đi”, ông Sơn khuyến cáo.
Vũ Anh
Theo
Báo Giao Thông
12,519
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN