
Mật độ xe lưu thông trên đường cao tốc
TP.HCM - Trung Lương khá dày, khó có thể giữ khoảng cách an toàn 100m khi chạy
tốc độ cao. Trong ảnh: xe chạy dày đặc tại khu vực km38 thuộc địa phận tỉnh
Long An - Ảnh: V.Trường
Nhiều tài xế cho biết không dám chạy với
tốc độ này vì chất lượng mặt đường nhiều đoạn không tốt và không đảm bảo khoảng
cách an toàn.
Ngày 26-2, Tổng cục Đường bộ VN có công
văn chỉ đạo điều chỉnh tốc độ khai thác đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương từ
100 km/giờ lên đúng tốc độ thiết kế 120 km/giờ.
Theo Công ty CP 715 (thuộc Tổng công ty
Cửu Long - đơn vị trực tiếp quản lý, duy tu, sửa chữa đường cao tốc TP.HCM -
Trung Lương), đơn vị này đã lắp đặt một số biển báo mới trên đường để tài xế biết.
“Nhảy
ngựa” trên đường cao tốc
Ngày 28-2, cùng với một số tài xế khác,
chúng tôi đã lái xe với tốc độ tối đa 120 km/giờ trên cả hai chiều của tuyến đường
này. Dù đường cao tốc chỉ dài 40km nhưng thật khó để lái xe với tốc độ cao bởi
số lượng xe trên đường khá nhiều.
Theo Công ty Yên Khánh, trung bình mỗi
ngày có 25.000-27.000 xe lưu thông trên đường cao tốc này. Trong khi đó mặt đường
cao tốc hiện hữu chỉ có hai làn đường dành cho xe chạy, còn một làn dành cho xe
dừng khẩn cấp khi xảy ra sự cố. Vì vậy, các xe thường xuyên phải chạy san sát
nhau chứ không thể giữ khoảng cách an toàn 100m như khuyến cáo từ các biển báo.
Anh Nguyễn Văn Thảo (tài xế xe dịch vụ ở
TP Mỹ Tho, Tiền Giang) cho biết: “Mỗi khi vào đường cao tốc mà gặp xe đông thì
bắt buộc phải giảm tốc độ, có khi chỉ còn 60-70 km/giờ. Khi đó các xe chỉ còn
cách nhau 10-20m, rất nguy hiểm”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, trên đường
cao tốc có khá nhiều xe tải nặng và xe container “bò” với tốc độ dưới 50 km/giờ,
khiến xe khác không thể vượt được, dẫn đến tình trạng ùn ứ, tạo khoảng cách thiếu
an toàn.
Chất lượng mặt đường hiện nay không được
tốt chính là lý do khiến giới tài xế lo ngại nhất khi tốc độ được nâng lên 120
km/giờ. Nhiều người nói có cảm giác khó chịu khi chạy những chỗ mặt đường bị
vá, xe bị xóc và nhảy tưng tưng.
Ở tất cả điểm tiếp giáp cầu và đường
trên tuyến cao tốc này đều có điểm chung là không được bằng phẳng, khi xe chạy
qua đều bị xóc mạnh. Theo nhiều tài xế, ngán nhất là có chỗ mặt đường bị nhô
lên cao vài centimet, làm xe đang chạy bình thường thì đột nhiên bị “nhảy ngựa”.
Các tài xế còn nói khi chạy qua khu vực
dưới các cầu vượt thì bị nghiêng về bên phải. Công ty CP 175 đã xử lý khá nhiều
điểm như thế nhưng hiện vẫn còn vài chỗ có thể khiến tài xế bị giật mình, không
làm chủ tay lái.
Nên
giữ tốc độ tối đa 100 km/giờ
Ông Nguyễn Văn Hùng, phó trưởng Ban An
toàn giao thông tỉnh Tiền Giang, cho biết mấy ngày qua ông có nghe các tài xế
bày tỏ lo ngại đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương khó đảm bảo an toàn khi tăng
tốc độ tối đa lên 120 km/giờ.
Lý do là mặt đường cao tốc hiện nay chưa
thật sự tốt, trong khi lưu lượng xe chạy trên đường này ngày càng tăng. Một số
vụ tai nạn giao thông thảm khốc trên đường cao tốc thời gian qua có nguyên nhân
là do khoảng cách hai xe quá gần nên tài xế không thắng kịp khi phát hiện chướng
ngại vật phía trước.
“Tôi cũng nhiều lần chứng kiến cảnh các
xe chạy cách nhau chỉ vài chục mét chứ không thể giữ khoảng cách 100m theo quy
định. Nếu buộc phải giữ đúng khoảng cách thì nhiều thời điểm các xe phải “bò” với
tốc độ rất thấp do không có đường để chạy.
Theo tôi, trong khi chúng ta chưa làm mặt
đường cao tốc đạt tiêu chuẩn và chưa mở rộng thêm mặt đường thì chỉ nên cho xe
chạy tốc độ tối đa 100 km/giờ như trước đây. Ngay cả khi tốc độ tối đa chỉ 100
km/giờ mà mỗi lần xảy ra tai nạn đều có nhiều người chết. Cho nên giới tài xế
lo ngại là có cơ sở” - ông Hùng nói.
Đại tá Trần Hoài Bảo, trưởng Phòng cảnh
sát giao thông đường bộ Công an Tiền Giang, cho biết vừa rồi làm việc với Tổng
cục Đường bộ VN ông cũng bày tỏ lo ngại khi tăng tốc độ tối đa lên 120 km/giờ
trong khi các điều kiện đảm bảo an toàn chưa tốt. Ông Bảo đề nghị Tổng cục Đường
bộ VN sớm sửa chữa, khắc phục mặt đường cao tốc ngay vì hiện có nhiều điểm chưa
đảm bảo an toàn.
Ông Bảo còn nói: “Cần phải lắp đặt
camera trên đường để xử lý những xe chạy dưới tốc độ tối thiểu và cao hơn tốc độ
tối đa. Khi đó các phương tiện mới có thể giữ khoảng cách an toàn được. Chứ còn
như hiện nay thì rất nguy hiểm”.
Sửa
chữa đường, nâng cấp trạm thu phí Ông Trần Hậu Ninh, phó
giám đốc Công ty CP 715, thừa nhận mặt đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện
nay không thật sự bằng phẳng, êm ái như mong muốn. Tuy nhiên về cơ bản là tốt,
đảm bảo an toàn giao thông. Các cơ quan chức năng cũng thử rồi mới quyết định
nâng từ 100 km/giờ lên 120 km/giờ như thiết kế. Đối với những khu vực mặt
đường bị lồi lên, ông Ninh nói những điểm tiếp giáp giữa cầu và đường thì
không tránh khỏi. Hằng ngày công ty đều có đi kiểm tra, giám sát mặt đường.
Những chỗ có nguy cơ mất an toàn đều được sửa chữa, khắc phục. Hiện nay xe được chạy với
tốc độ cao hơn thì công ty sẽ cho rà soát, kiểm tra kỹ trên toàn tuyến để có
kế hoạch xử lý giúp mặt đường bằng phẳng hơn, xe chạy êm và an toàn hơn. Theo ông Phạm Văn Diệt (tổng
giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh, đơn vị thu phí), số lượng xe lưu thông
trên đường cao tốc hiện nay có tăng hơn trước nhưng không phải là đột biến.
Những ngày tết vừa qua xảy ra ùn tắc ở khu vực trạm thu phí cũng chỉ là cục bộ
một vài thời điểm chứ không phải thường xuyên. Để ứng phó với các tình huống
xe dồn về trạm thu phí nhiều khi tốc độ tối đa được tăng lên 120 km/giờ, công
ty đã chuẩn bị nhiều phương án để giúp xe qua trạm nhanh hơn. |
VÂN TRƯỜNG
Theo
Tuổi Trẻ
5,493
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN