
Ông Phạm Quý Tỵ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư
pháp, thành viên ban soạn thảo Bộ luật hình sự sửa đổi (giữa)
Ngày
3-2, tại hội thảo góp ý Bộ luật Hình sự sửa đổi do Bộ Tư pháp tổ chức, TS. Nguyễn
Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính,Bộ Tư pháp, cho biết tới
giữa tháng 2 sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ cho ý kiến. Chính phủ đã có
Nghị quyết 49 đưa ra các định hướng về cải cách tư pháp là tăng các hình phạt
khác, hạn chế hình phạt tù.
Ông Phạm Quý Tỵ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư
pháp, thành viên tổ biên tập, cũng nêu quan điểm của dự thảo là hướng tới giảm
hình phạt tù, tăng hình phạt tiền và cải tạo không giam giữ.
Hiện nay, ở Việt Nam có 7 hình phạt,
trong đó các hình phạt không lấy mất tự do gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo
không giam giữ và trục xuất.
Đối với hình phạt tiền, ông Phạm Quý Tỵ
nhấn mạnh đây là hình phạt rất được quan tâm trong lần sửa đổi này vì chính
sách hình sự của Việt Nam là giảm hình phạt tù và tăng hình phạt tiền.
Phạt tiền được áp dụng là hình phạt
chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng xâm phạm trật tự
quản quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội
phạm ít nghiêm trọng và nghiêm trọng trong lĩnh vực khác. So với hiện hành thì
hình phạt được mở rộng hơn, thêm cả lĩnh vực môi trường.
“Đối với các bị cáo, sau khi tuyên các
hình phạt tiền thì các bị cáo chây ì không nộp tiền. Trong đó có quy định chưa
thật chặt chẽ của pháp luật đó là quy định có thể nộp nhiều lần và không quy định
phải nộp trong thời gian bao lâu” - ông Phạm Quý Tỵ nêu tồn tại.
Để khắc phục tình trạng trên, dự thảo
quy định khi toà án áp dụng hình phạt tiền thì sẽ quy định thêm thời gian nhất
định để người chịu phạt thực hiện việc chấp hành án phải nộp tiền. Hết thời hạn
không nộp tiền thì sẽ chuyển hình phạt tiền thành hình phạt tù.
Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục lấy ý kiến để xây
dựng cách thức chuyển từ hình phạt tiền sang hình phạt tù.
Tin-ảnh: N.Quyết
Theo
nld.com.vn
4,139
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN