1. Thêm quyền cho người khiếu nại về lao động
Kể từ 01/02/2015, Nghị định 119/2014/NĐ-CP hướng dẫn Bộ
luật Lao động, Luật
Dạy nghề, Luật
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về khiếu nại, tố cáo bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, bổ sung nhiều quyền cho người
khiếu nại về lao động:
- Người khiếu nại có quyền được biết, đọc,
sao chụp, sao chép tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập trừ tài
liệu thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật của người bị khiếu nại.
- Yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp
dụng biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành
quyết định, hành vi bị khiếu nại.
- Đưa ra chứng cứ và giải trình ý kiến của
mình về chứng cứ đó…
Ngoài ra, người khiếu nại có quyền khởi kiện tại Tòa án khi không đồng ý với
quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
Nghị định này thay thế Nghị định 04/2005/NĐ-CP.

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
2. Điều kiện được hỗ trợ học nghề khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Kể từ
10/02/2015, người lao động tham gia BHTN được hỗ trợ học nghề khi đủ các điều
kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc (trừ trường hợp người lao động đơn phương
chấm dứt hoặc hưởng lương hưu trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
tại trung tâm dịch vụ việc làm.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ
ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ trường hợp:
+ Thực
hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học
tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp
hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm
giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước
ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
- Đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng
trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng làm việc.
Mức hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/tháng
và được tính theo tháng, tùy theo từng nghề, mức thu học phí và thời gian học
nghề thực tế.
Nếu khóa học nghề có số ngày lẻ không đủ
tháng thì số ngày lẻ đó được tính tròn là 1 tháng để xác định mức hỗ trợ học
nghề.
Nội dung trên được quy định tại Quyết định 77/2014/QĐ-TTg.
3. Chế độ ưu tiên với cán bộ, công chức Kiểm toán Nhà nước
Hàng năm, căn cứ vào kết quả kiến nghị kiểm
toán, Kiểm toán Nhà nước được trích 5% số tiền do Kiểm toán Nhà nước phát hiện
và kiến nghị để chi cho các nội dung sau:
- Chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công
chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước không vượt quá 0,8 lần lương cấp
bậc, phụ cấp chức vụ, vượt khung và phụ cấp nghề nghiệp.
- Phần còn lại được sử dụng để đầu tư cơ sở
vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.
Nội dung trên được đề cập tại Nghị định 02/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ 16/02/2015 và sửa đổi
Nghị định 162/2006/NĐ-CP.
Trúc
Anh
15,383
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN