
Bộ trưởng Đinh La Thăng. Ảnh:
IE
“Bút
phê” là đúng thẩm quyền
Liên
quan tới vụ việc Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường bị một doanh nghiệp tố
cáo có “bút phê”, ông Thăng khẳng định, việc văn bản của các cơ quan, doanh
nghiệp gửi đến Bộ thì Bộ trưởng hay Thứ trưởng có bút phê giao nhiệm vụ cho đơn
vị cụ thể để xử lý văn bản, đây là việc làm bình thường như tất cả các cơ quan
khác. Nghĩa là văn bản gửi đến thì phải có bút phê giao nhiệm vụ. Trong văn bản
của Bộ ban hành từ tháng 1/2014 đã ghi rõ bút phê chỉ là chuyển thông tin giữa
các cơ quan đơn vị, tuyệt đối không phải là căn cứ ưu tiên để xét thầu, chỉ
định thầu, lựa chọn nhà đầu tư… Như vậy, việc Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường có
bút phê vào công văn đề nghị của doanh nghiệp gửi đến là đúng thẩm quyền, đúng
quy định.
“Vừa qua chúng ta thấy cuối năm 2012, đầu năm 2013 trên mạng xuất hiện các trang thông tin Quan làm báo, Dân làm báo đưa thông tin nhảm nhí, xấu độc lên, cuối cùng không ai xem cả. Vừa rồi trang Chân dung quyền lực cũng thế thôi, xã hội người ta sẽ tẩy chay, có đưa lên cũng không ai xem nữa. Vì thế chúng ta phải tuyên truyền tạo sự đề kháng cho chúng ta và người dân”. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son |
Tuy nhiên, ông Thăng cho rằng, thông tin của một số báo điện
tử đưa về bút phê của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường không đúng với nội dung mà
văn bản gửi đến và Thứ trưởng Trường đã phê. Thứ hai, trong văn bản đó có bút phê
của Giám đốc Ban Quản lý 3. Tức là khi công văn đến thì Thứ trưởng Nguyễn Hồng
Trường kính chuyển Ban Quản lý 3 (Tổng cục Đường bộ) xử lý, sau đó Giám đốc Ban
Quản lý 3 có ghi là chuyển phòng quản lý dự án 1 xử lý.
“Chỉ có thế thôi, nhưng
một số báo lại ghi là “Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu Tổng cục Đường bộ,
Ban 3 xử lý” là không đúng. Dòng chữ của Giám đốc Ban 3 “Lãnh đạo Ban thực hiện
theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ” là không có”, ông Thăng cho biết.
“Căn cứ đề nghị của Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường và qua kiểm tra
thực tế văn bản lưu tại Bộ GTVT, chúng tôi có văn bản báo cáo đề nghị Tổng cục
Cảnh sát Bộ Công an xem xét điều tra để xử lý theo đúng quy định pháp luật”,
ông Thăng nói.
Về một số tin nhắn của một lãnh đạo doanh nghiệp liên đới tới Thứ
trưởng Nguyễn Hồng Trường, ông Thăng khẳng định: “Tố cáo là sai sự thật. Chúng
tôi đã báo cáo Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và cũng đề nghị Tổng cục Cảnh
sát điều tra theo đúng quy định của pháp luật”.
Không khắc phục được thì phải xử lý.
Trả lời câu hỏi về việc gần đây có một số doanh nhân vướng vào
vòng lao lý, gây tâm lý lo lắng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
Nguyễn Văn Nên cho rằng, đây là câu chuyện buồn. Kể cả các cơ quan bảo vệ pháp
luật cũng không muốn điều đó xảy ra. “Đối với các doanh nghiệp làm kinh tế là
lực lượng quan trọng, là chiến sỹ thời bình. Chúng ta không bao giờ muốn họ vấp
ngã”, ông Nên nói.
Tuy nhiên, ông Nên khẳng định, pháp luật vẫn là trên hết. Mọi
người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Khi vi phạm pháp luật bất
cứ ở vị trí nào cũng bị xử lý. Quan điểm của Chính phủ là cố gắng hết mức qua
thanh tra, kiểm tra, giám sát nhắc nhở, tạo điều kiện khắc phục tối đa, không
để “hình sự hóa” vấn đề kinh tế. Nhưng khi các giải pháp khác không còn có thể
ngăn chặn, xử lý được thì cơ quan điều tra phải xử lý.
Đối với vấn đề an ninh mạng, xây dựng thông tin trên mạng xã hội
của Chính phủ, ngăn chặn thông tin xấu trên mạng, ông Nên cho biết, hiện nay
còn một mảng chúng ta chưa tham gia vào là mạng xã hội. Thủ tướng thấy rằng
chúng ta cần tham gia đưa thông tin đến hàng chục triệu người đang tham gia
hiện nay. Do đó, Văn phòng Chính phủ đang chuẩn bị đề án và thông qua cấp thẩm
quyền để triển khai thực hiện. “Chủ trương là đưa thông tin chính xác, trung
thực để người dân có thông tin đúng”, ông Nên nói.
Văn Kiên
Theo
tienphong.vn
3,436
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN