
10 hình thức lựa chọn nhà thầu tại Luật Đấu thầu từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)
10 hình thức lựa chọn nhà thầu tại Luật Đấu thầu từ 01/7/2025
Theo quy định tại Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi bổ sung tại Luật số 90/2025/QH15, các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
(1) Chỉ định thầu,
(2) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt,
(3) Đặt hàng,
(4) Mua sắm trực tiếp,
(5) Đấu thầu rộng rãi,
(6) Chào hàng cạnh tranh,
(7) Đấu thầu hạn chế;
(8) Tự thực hiện,
(9) Tham gia thực hiện của cộng đồng,
(10) Đàm phán giá
*Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác ngoài các hình thức trên, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
Theo đó tại Nghị định 24/2024/NĐ-CP Chính phủ quy định 02 hình thức lựa chọn nhà thầu qua mạng gồm:
(i) Chào giá trực tuyến
(ii) Mua sắm trực tuyến
Trên đây là nội dung 10 hình thức lựa chọn nhà thầu tại Luật Đấu thầu từ 01/7/2025
Nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu từ 01/7/2025
Theo khoản 45 Điều 1 Luật số 90/2025/QH15 bãi bỏ khoản 2 Điều 21 Luật Đấu thầu 2023 quy định:
Điều 21. Đấu thầu rộng rãi
...
2. Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 và 29 của Luật này. Trường hợp không đấu thầu rộng rãi, văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do không thực hiện đấu thầu rộng rãi; người có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng đấu thầu rộng rãi.
Luật số 90/2025/QH15 bổ sung Điều 29b Luật Đấu thầu 2023 quy định nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu như sau:
- Chủ đầu tư áp dụng một trong 10 hình thức lựa chọn nhà thầu trong các trường hợp và đáp ứng điều kiện quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 29a của Luật Đấu thầu 2023.
- Trường hợp gói thầu đáp ứng điều kiện áp dụng của một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu chỉ định thầu, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, đặt hàng, mua sắm trực tiếp; tự thực hiện, tham gia thực hiện của cộng đồng, đàm phán giá nhưng chủ đầu tư quyết định không áp dụng các hình thức này thì được áp dụng một trong các hình thức: đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh, đấu thầu hạn chế mà không phải tuân thủ điều kiện của hình thức tương ứng.
- Chính phủ quy định chi tiết nguyên tắc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu như trên
Bổ sung hình thức Đặt hàng là hình thức lựa chọn nhà thầu mới từ 01/7/2025
Hình thức Đặt hàng là hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Luật Đấu thầu 2023 bổ sung bởi Luật số 90/2025/QH15.
Luật 90/2025/QH15 bổ sung Điều 29a vào sau Điều 29 của Luật Đấu thầu 2023 theo đó quy định hình thức Đặt hàng là hình thức lựa chọn nhà thầu mới như sau:
- Đặt hàng là hình thức giao trực tiếp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc các trường hợp sau đây:
+ Sản phẩm, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công;
+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc các lĩnh vực chiến lược; các dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trọng điểm, quan trọng quốc gia, công nghiệp nền tảng, công nghiệp mũi nhọn, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, giao thông xanh, quốc phòng, an ninh, đào tạo nhân lực gắn với chuyển giao công nghệ; công nghệ số trọng điểm;
+ Sản phẩm, hàng hóa từ kết quả của nhiệm vụ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đặc biệt theo pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo;
+ Hàng hóa, dịch vụ được đặt hàng theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.
Hàng hóa, dịch vụ đặt hàng theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực thì thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực; trường hợp pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực không quy định về quy trình, thủ tục thì áp dụng quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Chính phủ quy định chi tiết nội dung trên về hình thức Đặt hàng.
Xem thêm tại Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi bổ sung bởi Luật số 90/2025/QH15.
28
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN