Đã có dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học kính gửi tới các đơn vị, cá nhân cho ý kiến góp ý.

Đã có dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học

Đã có dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học (Hình từ Internet)

Ngày 17/7/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Cổng Thông tin điện tử kính gửi tới các đơn vị, cá nhân cho ý kiến góp ý.

Đã có dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học

Theo đó, tại dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất sửa đổi quy định về chương trình bồi dưỡng dự bị đại học với nội dung như sau:

- Nội dung bồi dưỡng

+ Học sinh dự bị đại học được bồi dưỡng kiến thức văn hóa 03 (ba) môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường dự bị đại học (môn 1, môn 2, môn 3 bao gồm các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật, Tin học, Công nghệ) và môn Tiếng Anh, môn Tin học;;

+ Học sinh DBĐH được rèn luyện sức khỏe (RLSK) và tham gia các hoạt động giáo dục (HĐGD). Căn cứ tình hình thực tế của nhà trường, nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh, Hiệu trưởng trường DBĐH lựa chọn các nội dung RLSK và HĐGD phù hợp;

+ Trường Dự bị đại học chủ động xây dựng kế hoạch dạy học theo Chương trình các môn học bồi dưỡng kiến thức văn hóa dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (Kèm theo Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT) phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông hiện hành..

- Khung thời gian

+  Đối với các tổ hợp môn học không có môn Tiếng Anh và Tin học:

Môn 1 (Toán hoặc Ngữ văn)

Môn 2

Môn 3

Tiếng Anh

Tin học

Rèn luyện sức khỏe và Hoạt động giáo dục

Tổng

9 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

+ Đối với các tổ hợp môn có môn Tiếng Anh hoặc Tin học:

Môn 1 (Toán hoặc Ngữ văn)

Môn 2

Môn 3

Tiếng Anh hoặc Tin học

Tin học hoặc Tiếng Anh

Rèn luyện sức khỏe và Hoạt động giáo dục

Tổng

9 tiết/ tuần

6 tiết/ tuần

9 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

+ Đối với các tổ hợp môn có đồng thời Tiếng Anh và Tin học:

Môn 1 (Toán |hoặc Ngữ văn)

Tiếng Anh

Tin học

Rèn luyện sức khỏe và Hoạt động giáo dục

Tổng

9 tiết/ tuần

9 tiết/ tuần

9 tiết/ Tuần

3 tiết/ tuần

30 tiết/ tuần

+ Đối với tổ hợp môn có đồng thời môn Toán và môn Ngữ văn, thời gian học môn Toán là 8 tiết/tuần, thời gian học môn Ngữ văn là 7 tiết/tuần.

+ Thời gian bồi dưỡng dự bị đại học là 01 (một) năm học. Hiệu trưởng trường dự bị đại học quyết định Kế hoạch năm học bảo đảm đủ 28 tuần thực học, thời gian còn lại để tổ chức ôn tập, thi cuối khóa và các hoạt động khác. 

Hướng dẫn kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa, điểm tổng kết môn học trong bồi dưỡng dự bị đại học

Việc kiểm tra định kỳ, thi cuối khóa, điểm tổng kết môn học trong bồi dưỡng dự bị đại học được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 44/2021/TT-BGDĐT như sau:

- Kiểm tra định kỳ

+ Trong năm học, mỗi môn học có 2 lần kiểm tra định kỳ bằng hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 60 phút, môn khác là 45 phút. Thời gian làm bài kiểm tra theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 90 phút, môn khác là 60 phút;

+ Học sinh chưa đủ số lần kiểm tra định kỳ của mỗi môn học, nếu có lý do chính đáng được nhà trường xem xét kiểm tra bổ sung.

- Thi cuối khóa

+ Các môn thi cuối khóa là ba môn theo tổ hợp môn đã sử dụng để xét tuyển vào trường DBĐH và được bồi dưỡng tại trường DBĐH;

+ Học sinh được dự thi cuối khóa khi có đủ 2 lần kiểm tra định kỳ và không nghỉ học quá 35 ngày;

+ Thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian thi cuối khóa theo hình thức trắc nghiệm môn Toán là 90 phút, môn khác là 60 phút. Thời gian thi theo hình thức tự luận môn Toán, môn Văn là 120 phút, môn khác là 90 phút;

+ Hiệu trưởng trường DBĐH quyết định thành lập Hội đồng thi và các Ban giúp việc để tổ chức kỳ thi cuối khóa.

- Điểm tổng kết môn học:

+ Thang điểm chấm bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa là thang điểm 10. Đối với các bài kiểm tra định kỳ và bài thi cuối khóa bằng phương pháp trắc nghiệm có thể theo thang điểm khác, nhưng điểm toàn bài phải quy về thang điểm 10. Cuối năm học, mỗi môn học có một điểm tổng kết, điểm tổng kết của mỗi môn học lấy đến một chữ số thập phân;

+ Điểm tổng kết (ĐTK) của môn học có thi cuối khóa được tính theo công thức:

ĐTK =

TĐKT + 2 x ĐTCK

 

4

TĐKT: Tổng điểm của hai bài kiểm tra định kỳ.

ĐTCK: Điểm thi cuối khóa.

+ Điểm tổng kết của các môn học không thi cuối khóa là trung bình cộng của hai điểm kiểm tra định kỳ.

Xem thêm tại dự thảo Thông tư sửa đổi Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học.

24

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác