
Cập nhật mới dự thảo Nghị định sửa Nghị định 125 xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoá đơn (Hình từ internet)
Cập nhật mới dự thảo Nghị định sửa Nghị định 125 xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoá đơn
Bộ Tư pháp vừa công bố Tài liệu họp thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 102/2021/NĐ-CP.
 |
dự thảo Nghị định (lần 4) |
Đơn cử, sửa đổi nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
- Việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn khi có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn theo quy định tại Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ các trường hợp sau:
+ Trường hợp cùng một ngày người nộp thuế khai sai một hoặc nhiều chỉ tiêu trên các hồ sơ thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;
+ Trường hợp cùng một ngày người nộp thuế chậm nộp nhiều hồ sơ khai thuế của cùng một sắc thuế thì chỉ bị xử phạt về một hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
Trường hợp trong số hồ sơ khai thuế chậm nộp có hồ sơ khai thuế chậm nộp thuộc trường hợp trốn thuế thì tách riêng để xử phạt về hành vi trốn thuế;
+ Trường hợp cùng một ngày người nộp thuế chậm nộp nhiều thông báo, báo cáo cùng loại về hóa đơn thì người nộp thuế bị xử phạt về một hành vi chậm nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện quy định tại Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần;
+ Hành vi vi phạm về sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn thuộc trường hợp bị xử phạt theo Điều 16, Điều 17 Nghị định này thì không bị xử phạt theo Điều 28 Nghị định này.
+ Trường hợp cùng một ngày cơ quan thuế hoặc cơ quan chức năng khác phát hiện người nộp thuế thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm đối với nhiều hóa đơn thì chỉ bị xử phạt về một hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm có khung tiền phạt tương ứng với số lượng hóa đơn đã lập không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
+ Trường hợp cùng một ngày cơ quan thuế hoặc cơ quan chức năng khác phát hiện người nộp thuế thực hiện hành vi không lập hóa đơn đối với nhiều hóa đơn thì chỉ bị xử phạt về một hành vi không lập hóa đơn tương ứng với số lượng hóa đơn không lập theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
+ Trường hợp cùng một ngày người nộp thuế khai sai nhiều chỉ tiêu trên một hồ sơ thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
- Trường hợp trong một thủ tục hành chính có nhiều thành phần hồ sơ được quy định nhiều hơn một hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt đối với từng hành vi vi phạm.
- Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
+ Nguyên tắc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
+ Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
+ Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
+ Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
+ Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm e khoản này.
+ Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn và hành vi tại Điều 19 Nghị định này là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Nếu có một tình tiết giảm nhẹ thì được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt; nếu có một tình tiết tăng nặng thì được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt.
Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Nghị định.
92
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN