Bộ Tư pháp đã công bố tài liệu thẩm định chính sách của Luật Quản lý thuế.
 |
Dự thảo đề cương Luật |
Lượt bỏ 10 Điều của Luật Quản lý thuế hiện hành trong dự thảo Luật Quản lý thuế mới (Dự kiến)
Theo Tờ trình tóm tắt chính sách của dự án Luật Quản lý thuế (thay thế) của Bộ Tài chính. Sau hơn 05 năm thực hiện, Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành đã bộc lộ một số bất cập do chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới; nhiều pháp luật chuyên ngành có liên quan đã được sửa đổi, bổ sung dẫn đến sự chưa đồng bộ pháp luật; xu hướng cải cách thuế của các nước tập trung vào việc hiện đại hóa toàn diện hệ thống quản lý thuế thông qua chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ tiên tiến.
So với Luật Quản lý thuế hiện hành, tại đề cương dự thảo Luật mới đã lược bỏ quy định về 10 Điều tại Luật Quản lý thuế 2019 hiện hành, bao gồm:
(1) Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn (Điều 28);
(2) Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cơ quan thuế trong việc đăng ký thuế (Điều 41);
(3) Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (Điều 57);
(4) Điều kiện cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (Điều 102);
(5) Cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (Điều 103);
(6) Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế (Điều 116);
(7) Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế (Điều 117);
(8) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thuế (Điều 118);
(9) Kết luận thanh tra thuế (Điều 119);
(10) Thanh tra lại trong hoạt động thanh tra thuế (Điều 120).
Bộ Tài chính lý giải việc lược bỏ các nội dung này tại Luật Quản lý thuế sẽ đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật (chủ trương xoá bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 68-NQ/TW; thực hiện cắt giảm TTHC bỏ các điều kiện/cấp giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; bỏ thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do đã bổ sung quy định người nộp thuế chủ động lựa chọn, thực hiện nộp thuế theo mã định danh khoản phải nộp; bãi bỏ các Điều quy định về thanh tra thuế do không còn tổ chức thanh tra thuế trong cơ quan thuế), không làm phát sinh thủ tục hành chính, không gây ra các tác động khác đối với NSNN và các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan.
Trên đây là 10 Điều đang được quy định hiện hành dự kiến lược bỏ trong dự thảo Luật Quản lý thuế mới.

Lượt bỏ 10 Điều của Luật Quản lý thuế hiện hành trong dự thảo Luật Quản lý thuế mới (dự kiến)(Hình từ internet)
Đề xuất chính sách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh từ 2026
Mục tiêu của chính sách này là đổi mới toàn diện phương thức quản lý thuế phù hợp với đặc thù của cá nhân kinh doanh (hộ kinh doanh) nhằm thúc đẩy chủ trương phát triển kinh tế tư nhân theo Nghị quyết 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân và Nghị quyết 198/2025/QH15.
Dự kiến sẽ sửa đổi, bổ sung tại 5 Điều trong dự thảo Luật mới, chính sách tập trung phân loại hộ, cá nhân kinh doanh theo quy mô doanh thu để áp dụng phương pháp tính thuế phù hợp, đồng bộ với luật thuế GTGT và TNCN; triển khai cơ chế quản lý thuế linh hoạt và theo rủi ro, kết hợp dữ liệu từ hóa đơn điện tử, tài khoản ngân hàng, sàn thương mại điện tử; hỗ trợ tạo lập tờ khai gợi ý cho đối tượng nhỏ lẻ, rủi ro thấp; đơn giản thủ tục, kiểm tra ngẫu nhiên và có nghĩa vụ thuế riêng cho cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ.
Đồng thời, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử có mã và ứng dụng di động; giảm tần suất kê khai, nộp thuế và đơn giản chế độ kế toán. Bổ sung quy định khuyến khích chuyển đổi hộ, cá nhân kinh doanh thành doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa với chính sách thuế đảm bảo công bằng.
21
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN