Không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy chứa đựng thực phẩm từ ngày 01/01/2028

Từ ngày 01/01/2028 không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy chứa đựng thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Từ ngày 01/01/2028 không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy chứa đựng thực phẩm

Từ ngày 01/01/2028 không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy chứa đựng thực phẩm (Hình từ internet)

Nghị quyết 22/2025/NQ-HĐND

Hồi đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết 22/2025/NQ-HĐND quy định về các biện pháp quan trọng nhằm giảm phát thải nhựa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy chứa đựng thực phẩm từ ngày 01/01/2028

Nghị quyết 22/2025/NQ-HĐND được áp dụng với các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt sử dụng các sản phẩm, nguyên liệu, vật liệu nhựa trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong đó, tại Điều 6 Nghị quyết 22/2025/NQ-HĐND có quy định cụ thể về việc giảm phát thải nhựa trong hoạt động sinh hoạt như sau:

- Các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc chính quyền Thành phố không sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần (trừ sản phẩm được chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam), bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni -lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm).

- Không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học (gồm túi ni-lông khó phân hủy sinh học, hộp nhựa xốp đóng gói, chứa đựng thực phẩm) để chứa đựng, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 01/01/2028.

Như vậy, theo quy định trên thì việc giảm phát thải nhựa trong hoạt động sinh hoạt có quy định không sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy chưa đựng thực phẩm,tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trừ sản phẩm, hàng hóa có bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 01/01/2028.

Quy định về thực hiện các biện pháp khác nhằm giảm phát thải nhựa

Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị quyết 22/2025/NQ-HĐND có quy định cụ thể về việc thực hiện các biện pháp khác nhằm giảm phát thải, bao gồm:

+ Khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố thực hiện các biện pháp giảm phát thải nhựa sớm hơn lộ trình ban hành tại Nghị quyết 22/2025/NQ-HĐND, áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất cho hoạt động tái chế chất thải nhựa để được hưởng hỗ trợ, ưu đãi theo các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Thành phố và Trung ương ban hành.

- Truyền thông, phổ biến kiến thức pháp luật về giảm thiểu phát thải nhựa.

+ Thường xuyên tổ chức hoạt động truyền thông sâu, rộng có hiệu quả đến mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nhận thức đầy đủ các quy định về giảm phát thải nhựa trên địa bàn Thành phố; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học, sản phẩm, hàng hóa chứa vì nhựa sang sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở, kiểm tra xử lý theo quy định pháp luật để nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực của các đơn vị sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhựa.

+ Xây dựng và đưa vào chương trình giáo dục các cấp trong hệ thống giáo dục trên địa bàn Thành phố về giảm thiểu chất thải nhựa; đưa nội dung giảm thiểu chất thải nhựa thành một tiêu chí đánh giá trường học đạt tiêu chuẩn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn.

- Vận động và khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nhà đầu tư đẩy mạnh áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển mô hình “Tái sử dụng (Reuse) - Tái nạp đầy (Refill); tăng cường tái sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng các vỏ chai, hộp, thùng.

- Khuyến khích các cơ sở tham gia sản xuất nguyên liệu, sản phẩm, bao bì nhựa phân hủy sinh học. Cơ sở tham gia sản xuất nguyên liệu, sản phẩm, bao bì nhựa phân hủy sinh học được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi theo quy định và được tôn vinh, khen thưởng kịp thời.

- Thường xuyên cập nhật, bổ sung tiêu chí về giảm phát thải nhựa trong việc đánh giá thi đua khen thưởng và tôn vinh các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

- Tổ chức thi đua, khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động giảm phát thải nhựa.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải nhựa; các tổ chức, cá nhân tham gia được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Thành phố. Tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR).

- Vận động, thu hút các nguồn tài trợ, nguồn vốn từ các nước, tổ chức quốc tế trong việc đầu tư, phát triển, tiếp nhận công nghệ tái chế, xử lý chất thải nhựa và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh; ưu đãi, hỗ trợ đối với công nghệ tái chế, xử lý chất thải nhựa và sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường theo quy định của Thành phố.

- Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nhựa.

14

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác