I. Triển khai tổng thể
|
1. Mục đích và lý do nộp đơn đề nghị chấp thuận áp dụng phương pháp IRB
|
Trình bày các mục đích và lý do đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
|
2. Thành phần tham gia dự án
|
Tên, chức danh và trách nhiệm. Thêm biểu đồ nếu có.
Giải thích vai trò của các bên thứ ba (bên ngoài), nếu có.
|
3. Phạm vi và các mốc thời gian triển khai phương pháp IRB
|
|
|
|
a) Theo từng loại tài sản (2)
|
Tên loại tài sản
|
Ngày bắt đầu (3)
|
Ngày hoàn thành (4)
|
b) Các khoản phải đòi áp dụng phương pháp tiêu chuẩn.
|
Tên loại tài sản
|
Ngày bắt đầu
|
Ngày hoàn thành
|
4. Dòng thời gian chi tiết (mô tả cho từng mô hình được áp dụng cho từng loại/nhóm/tiểu nhóm tài sản)
|
Các bước đã triển khai và dự kiến sẽ triển khai (ví dụ dữ liệu thu thập, triển khai công nghệ thông tin…)
|
5. Ngân sách chi tiết được phê duyệt và nguồn lực cam kết thực hiện
|
Tổng số tiền đã cam kết, ước tính nhân sự có liên quan (chi tiết bao gồm sự tham gia của các bên ngoài)
|
6. Phân tích chi phí - lợi ích
|
Cung cấp ước tính chi tiết về chi phí trong việc hoàn thành toàn bộ dự án thực hiện phương pháp IRB và lợi ích thu được.
|
7. Tỷ lệ bao phủ, tỷ lệ sàn đầu ra đáp ứng quy định tại Điều 31, Điều 35 Thông tư này.
|
Cung cấp tỷ lệ sàn đầu ra; chi tiết tỷ lệ bao phủ đối với từng loại tài sản áp dụng phương pháp IRB.
|
II. Phân tích khoảng cách/kiểm định/tự đánh giá
|
1. Tổng quan về quá trình phân tích khoảng cách/kiểm định/tự đánh giá
|
Giải thích quy trình và nhân sự tham gia vào thực hiện việc đánh giá, phân tích, kiểm định; làm rõ các kỹ năng và tính độc lập của người đánh giá, phân tích, kiểm định.
|
2. Kết quả đánh giá, phân tích khoảng cách/kiểm định/tự đánh giá
|
Liệt kê: tất cả các khoảng cách đã xác định và đánh giá tác động của các khoảng cách so quy định về phương pháp IRB tại Thông tư; kết quả kiểm định/tự đánh giá hiện trạng của ngân hàng với các yêu cầu về phương pháp IRB theo quy định tại Thông tư.
|
3. Kế hoạch chi tiết để
đạt được sự tuân thủ
|
Đối với mỗi khoảng cách nêu tại điểm 2 Mục này, giải thích các hành động khắc phục đã được thực hiện, thời gian dự kiến thực hiện, thời gian dự kiến cần thiết để thu hẹp khoảng cách, cá nhân/bộ phận chịu trách nhiệm cũng như hành động sẽ thực hiện.
|
III. Thông tin liên quan đến hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Thông tin (dưới dạng quy định, báo cáo và tài liệu kỹ thuật) mô tả việc tuân thủ các yêu cầu theo quy định tại Thông tư 14/2025/TT-NHNN (5).
|
1. Tổng quan hoặc mô tả chung về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
|
Mô tả hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (mô hình sử dụng, phạm vi xếp hạng loại, nhóm, tiểu nhóm tài sản…)
|
2. Thiết kế hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
|
Trình bày chi tiết về chiều/hướng đánh giá về khách hàng và khoản phải đòi cho mỗi loại, nhóm, tiểu nhóm tài sản. Giải thích cấu trúc thiết kế hệ thống xếp hạng. Chi tiết các tiêu chí xếp hạng, định nghĩa được áp dụng. Giải thích quy trình để xác minh và đánh giá dữ liệu đầu vào để xếp hạng.
|
3. Vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
|
Mô tả cách thức quy trình xếp hạng đảm bảo phạm vi xếp hạng phù hợp và nhất quán. Giải thích về các biện pháp kiểm soát để đảm bảo tính trung thực của quy trình xếp hạng. Giải thích về quá trình rà soát, điều chỉnh mức xếp hạng. Giải thích cách thức lưu trữ dữ liệu. Mô tả các quy trình, cách thức kiểm tra sức chịu đựng trong đánh giá mức đủ vốn (bao gồm các kịch bản được áp dụng và các nguồn thông tin); kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng khách hàng.
|
4. Ước tính tham số rủi ro
|
Giải thích khái niệm, lý thuyết và kỹ thuật của quá trình thực hiện để ước tính tham số rủi ro (PD, LGD, EAD), bao gồm cả lý do (sự phù hợp, điểm mạnh và điểm yếu) và những cải tiến cần được thực hiện. Giải thích sự khác biệt, nếu có, trong định nghĩa về vỡ nợ được áp dụng. Việc áp dụng biên độ thận trọng (nếu có).Giải thích, chứng minh tính phù hợp của mô hình IRB (bao gồm các tham số rủi ro).
|
5. Kiểm định mô hình
|
Bao gồm việc đo lường hiệu năng đặc biệt là độ chính xác, so sánh kết quả của mô hình và các kết quả thực tế, độ ổn định và khả năng phân biệt...
|
6. Tổng quan về cơ cấu quản trị nội bộ đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
|
Thêm biểu đồ nếu có.
|
a) Vai trò của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và các ủy ban đối với ngân hàng thương mại, Tổng Giám đốc (Giám đốc) đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài
|
Tên và trách nhiệm cụ thể
|
b) Vai trò của Ban Điều hành và các Hội đồng thuộc Ban Điều hành đối với ngân hàng thương mại (nếu có)
|
Tên và trách nhiệm cụ thể
|
c) Vai trò của đơn vị có chức năng kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng (hoặc tương đương)
|
Tên và trách nhiệm cụ thể
|
d) Vai trò của kiểm toán nội bộ và/hoặc kiểm toán độc lập
|
Tên và trách nhiệm cụ thể
|
7. Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
|
Giải thích việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động của ngân hàng (giải thích cụ thể đối với từng mục đích cụ thể).
|
8. Mô hình dữ liệu logic và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
|
Mô tả các trường dữ liệu, mô hình được sử dụng và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
|
9. Quy trình trích xuất và làm sạch dữ liệu
|
Giải thích quy trình cụ thể
|
10. Đào tạo về phương pháp IRB được tiến hành cho các cán bộ có liên quan, quản lý cấp cao, thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc)
|
Liệt kê tất cả các khóa đào tạo có liên quan (đặc biệt là về vận hành và sử dụng hệ thống xếp hạng) được thực hiện trong quá khứ gần đây. Bao gồm tên giảng viên, nội dung đào tạo và ngày thực hiện.
|