
Đã có Thông tư 03/2025/TT-TANDTC thành lập Tòa Phúc thẩm và chức năng của Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Ngày 30/6/2025, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư 03/2025/TT-TANDTC về thành lập các Tòa Phúc thẩm, cục, vụ và tương đương, cơ quan báo chí của Tòa án nhân dân tối cao; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
 |
Thông tư 03/2025/TT-TANDTC thành lập Tòa Phúc thẩm và chức năng của Tòa án nhân dân tối cao |
Đã có Thông tư 03/2025/TT-TANDTC thành lập Tòa Phúc thẩm và chức năng của Tòa án nhân dân tối cao
Theo đó, tại Thông tư 03/2025/TT-TANDTC thì Tòa án nhân dân tối cao đã quy định về các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao như sau:
- Chức năng: Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có chức năng xét xử phúc thẩm vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật.
- Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao sử dụng con dấu riêng có hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
- Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 81/2025/QH15 và các Luật khác có liên quan.
+ Tổ chức công tác xét xử của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện công tác hành chính, văn thư, quản lý con dấu theo quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân tối cao;
+ Thực hiện các hoạt động lưu trữ theo quy định: Tòa Phúc thẩm 1 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội; Tòa Phúc thẩm 2 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng; Tòa Phúc thẩm 3 quản lý tài liệu lưu trữ của mình và của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Thực hiện công tác tài chính, kế toán theo phân cấp của Tòa án nhân dân tối cao và quy định của pháp luật;
+ Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh trật tự, an toàn, phòng cháy, chữa cháy của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
+ Quản lý, điều hành và sử dụng phương tiện phục vụ hoạt động của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
+ Theo dõi, thống kê, báo cáo về tình hình hoạt động của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Cơ cấu tổ chức
+ Phòng Hành chính tư pháp;
+ Phòng Kế toán, quản trị.
Ngoài ra, tại Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-TANDTC thì Tòa án nhân dân tối cao cũng đã quy định về chức vụ, chức danh trong các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân như sau:
- Các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
- Cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao có Vụ trưởng hoặc tương đương, Phó Vụ trưởng hoặc tương đương, Trưởng phòng hoặc tương đương, Phó Trưởng phòng hoặc tương đương, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
- Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân có Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và người lao động.
- Học viện Tòa án có Giám đốc Học viện, Phó Giám đốc Học viện, Trưởng khoa và tương đương, Phó Trưởng khoa và tương đương, viên chức và người lao động.
Xem thêm tại Thông tư 03/2025/TT-TANDTC có hiệu lực từ 01/7/2025.
69
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN