Chính thức bỏ chia hạng giáo viên từ 01/01/2026

Quốc hội đã thông qua Luật Nhà giáo 2025, theo đó từ 01/01/2026 chính thức sẽ bỏ chia hạng giáo viên.

Chính thức bỏ chia hạng giáo viên từ 01/01/2026 (Hình ảnh từ Internet)

Chính thức bỏ chia hạng giáo viên từ 01/01/2026 (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 16/6/2025, Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo 2025.

Chính thức bỏ chia hạng giáo viên từ 01/01/2026

Tại các phiên bản dự thảo Luật Nhà giáo những lần trước, nhà giáo vẫn còn chia thành các hạng I, II, III. Tuy nhiên cho đến ngày 16/6/2025, Luật Nhà giáo 2025 chính thức được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới quan trọng, trong đó đáng chú ý nhất là việc bãi bỏ quy định chia hạng giáo viên (hạng I, II, III). 

Theo đó, tại Điều 12 Luật Nhà giáo 2025, chức danh nhà giáo sẽ không còn bị chia theo các hạng như trước. Thay vào đó, chức danh sẽ được xác định dựa trên:

(1) Trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của giáo viên;

(2) Yêu cầu cụ thể của từng cấp học, trình độ đào tạo;

(3) Phù hợp với từng cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

(4) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là người ban hành văn bản hướng dẫn về việc xác định tương đương chức danh trong từng bậc học. Chính phủ cũng sẽ quy định chi tiết về cách thực hiện và lộ trình áp dụng.

Cụ thể, tại Điều 12 Luật Nhà giáo 2025 quy định về chức danh nhà giáo như sau:

- Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo trong từng cấp học, trình độ đào tạo.

- Chức danh nhà giáo được xác định theo yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp trong từng cấp học, trình độ đào tạo.

- Việc bổ nhiệm, thay đổi chức danh nhà giáo được thực hiện phù hợp với cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Việc xác định tương đương chức danh nhà giáo trong từng cấp học, trình độ đào tạo thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo quy định hiện hành thì nhà giáo được chia thành các hạng I, II, III với các hệ số lương của từng hạng khác nhau.

Đơn cử, căn cứ Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định thì hiện nay giáo viên mầm non được chia làm 3 hạng với hệ số lương tương ứng mỗi hạng cụ thể như sau:

- Giáo viên mầm non hạng III, mã số V.07.02.26, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89;

- Giáo viên mầm non hạng II, mã số V.07.02.25, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

- Giáo viên mầm non hạng I, mã số V.07.02.24, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38.

Như vậy, tại Luật Nhà giáo 2025 (có hiệu lực thi hành từ 01/01/2026) đã bỏ đi quy định phân chia hạng giáo viên như hiện hành mà sẽ được xác định theo yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp của từng cấp học, trình độ đào tạo.

Xem thêm Luật Nhà giáo 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.

Việc áp dụng Luật Nhà giáo 2025 đối với nhà giáo trong trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng vũ trang nhân dân do Chính phủ quy định.

Trường hợp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án, kế hoạch tổ chức tuyển dụng nhà giáo, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp nhà giáo trước ngày 01/01/2026 thì được tiếp tục thực hiện theo đề án, kế hoạch đã được phê duyệt trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày 01/01/2026.

Theo đó, nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động trong doanh nghiệp

54

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác