Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ để áp dụng chế độ ưu tiên thủ tục hải quan từ 01/7/2025

Chính phủ ban hành Nghị định 167/2025/NĐ-CP. Theo đó, quy định điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ để áp dụng chế độ ưu tiên thủ tục hải quan từ 01/7/2025.

Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ để áp dụng chế độ ưu tiên thủ tục hải quan từ 01/7/2025

Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ để áp dụng chế độ ưu tiên thủ tục hải quan từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)

Điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ để áp dụng chế độ ưu tiên thủ tục hải quan từ 01/7/2025

Chính phủ ban hành Nghị định 167/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hải quan về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Theo Nghị định 167/2025/NĐ-CP sửa đổi khoản 3 Điều 10 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ để áp dụng chế độ ưu tiên thủ tục hải quan như sau:

(1) Doanh nghiệp xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ để giám sát, kiểm soát vận hành thực tế hoạt động của doanh nghiệp, trong đó bao gồm các nội dung sau:

- Lưu trữ hồ sơ, chứng từ, tải liệu, dữ liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, cung cấp được cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu;

- Giám sát nội bộ doanh nghiệp: Tự tiến hành đánh giá, rà soát hoạt động của các bộ phận và đề ra các biện pháp cải tiến; có quy trình để đào tạo nội bộ liên quan đến các vấn đề về đảm bảo an ninh theo quy định tại (2) và các biện pháp ứng phó khi xảy ra các vấn đề về an ninh,

- Quản lý, phỏng ngừa các bất thường xảy ra liên quan đến an ninh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; có biện pháp cải tiến, khắc phục đối với trưởng hợp xảy ra các bất thường; khắc phục các sai sót, vi phạm của doanh nghiệp sau khi được các cơ quan nhà nước khuyến nghị hoặc kết luận;

- Kiểm soát khả năng tài chính để có thể hoàn thành các nghĩa vụ về thuế đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp được ưu tiên về thời hạn nộp thuế.

Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp không phát sinh tiền thuế nợ theo quy định.

(2) Doanh nghiệp xây dựng, thực hiện và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ đảm bảo an ninh an toàn dãy chuyển cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong đó bao gồm các nội dung sau:

- An ninh hàng hóa: Có biện pháp để đảm bảo tính nguyên trạng của hàng hóa và kiểm soát việc tiếp cận hàng hóa phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp:

- An ninh vận tải. Có biện pháp nhằm đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa;

- An ninh tại khu vực làm việc của doanh nghiệp: Có biện pháp phân chia và ngăn cách các khu vực làm việc phù hợp với tính chất đặc thù ngành hàng và yêu cầu về an ninh hàng hóa, phân quyền, hạn chế tiếp cận đối với hàng hóa, biện pháp phòng ngừa việc xâm nhập bất hợp pháp vào các khu vực làm việc của doanh nghiệp; có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu trữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày. (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ) dữ liệu ca-mê-ra lưu giữ tại doanh nghiệp tối thiểu 03 tháng;

- Kiểm soát an ninh hệ thống công nghệ thông tin: Có biện pháp đảm bảo việc sử dụng đúng mục đích, lưu trữ, khôi phục và bảo mật các thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp;

- An ninh nhân sự: Có biện pháp đảm bảo nhân sự đang làm việc tại các vị trí quan trọng (tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng các bộ phận: Xuất khẩu, nhập khẩu, kho, an ninh) khi tuyển dụng không bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật hình sự hoặc đã được xóa án tích theo quy định của pháp luật; có biện pháp kiểm tra định kỳ thông tin cơ bản về nhân sự làm việc tại các vị trí quan trọng nêu trên; có biện pháp nhận diện nhân viên của doanh nghiệp và ngăn chặn những nhân viên đã nghỉ việc truy cập vào hệ thống thông tin và cơ sở vật chất của doanh nghiệp;

- An ninh đối tác thương mại: Trong các hợp đồng ký với các đối tác thương mại (đối tác mua bán hàng hóa, vận tải nội địa, vận tải quốc tế, đại lý làm thủ tục hải quan, các nhà cung cấp dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) phải thể hiện các điều khoản về an ninh phù hợp với hình thức, quy mô, tính chất, mặt hàng kinh doanh để đảm bảo tính chính xác về thông tin và nguyên trạng của hàng hóa, dịch vụ.

Xem thêm tại Nghị định 167/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.

10

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác