
Đề xuất hội đồng quản lý sự nghiệp công lập sẽ có từ 05 đến 11 thành viên (Hình từ internet)
 |
Dự thảo Nghị định về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập |
Bộ Nội vụ đã có dự thảo Nghị định về tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định 120/2020/NĐ-CP) đang được tổ chức lấy ý kiến (sau đây gọi là dự thảo Nghị định).
Hội đồng quản lý sự nghiệp công lập sẽ có từ 05 đến 11 thành viên (Đề xuất)
Theo đó, tại quy định khoản 4 Điều 7 về Hội đồng quản lý có đề xuất việc Hội đồng quản lý sự nghiệp công lập sẽ có từ 05 đến 11 thành viên; Chủ tịch và các thành viên
khác của Hội đồng quản lý do cơ quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt Đề
án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 năm. Cơ cấu và số lượng thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập trong Hội đồng quản lý gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ngoài ra, còn đề xuất quy định về quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý sự nghiệp công lập tại khoản 5 Điều 7 dự thảo nghị định như sau:
- Hội đồng quản lý hoạt động theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
- Quy định về mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, gồm: Hội đồng quản lý quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý điều hành hoạt động của đơn vị thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý về kết quả thực hiện nghị quyết;
- Quy định về mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với cơ quan quản lý cấp trên trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý, gồm: Hội đồng quản lý chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Hội đồng quản lý có trách nhiệm báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan quản lý cấp trên thông qua hoặc có ý kiến đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của Hội đồng quản lý.
Đề án thành lập sự nghiệp công lập ra sao? (Đề xuất)
Căn cứ tại Điều 9 dự thảo Nghị định có đề xuất quy định về đề án thành lập sự nghiệp công lập như sau:
- Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Nội dung đề án, gồm:
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
+ Mục tiêu, phạm vi hoạt động và danh mục dịch vụ sự nghiệp công đơn vị dự kiến cung cấp;
+ Loại hình và tên gọi của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;
+ Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động và mức độ tự chủ tài chính;
+ Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập;
+ Dự kiến về nhân sự (trong đó xác định rõ số lượng cấp phó của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Nghị định này và hướng dẫn chi tiết của bộ quản lý ngành, lĩnh vực); vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết;
+ Phương án tổ chức thực hiện và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có);
+ Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
34
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN