
Đất hương hỏa là gì? Được bán đất hương hỏa hay không? (hình ảnh từ Internet)
Đất hương hỏa là đất gì?
Hiện hành, không quy định cụ thể thuật ngữ đất hương hỏa. Tuy nhiên, trong thực tế, đất hương hỏa được hiểu là đất do tổ tiên để lại và được sử dụng vào mục đích thờ cúng, nhằm tưởng nhớ người thân đã khuất.
Theo quy định hiện nay, đất hương hỏa có thể được hiểu là phần đất mà người để lại thừa kế chỉ định trong di chúc dùng để thờ cúng.
Theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, di sản dùng vào việc thờ cúng được quy định như sau:
- Người để lại di sản có quyền chỉ định một phần tài sản của mình (không gộp vào tài sản chia thừa kế) để làm tài sản thờ cúng trong di chúc.
- Nếu di chúc không chỉ định rõ, đất hoặc tài sản đó không được mặc nhiên xem là tài sản dùng để thờ cúng mà sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.
Như vậy, để một mảnh đất được xem là đất hương hỏa (đất thờ cúng), cần có sự định đoạt rõ ràng trong di chúc. Nếu không đất sẽ được phân chia cho các người thừa kế hợp pháp theo quy định pháp luật về thừa kế.
Có được bán đất hương hỏa không?
Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó sẽ được tuân theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể như sau:
- Không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng;
- Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
Lưu ý: Nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Như vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 670 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản dùng vào việc thờ cúng người được giao đất sẽ không có quyền bán đất hương hỏa cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Có được cho thuê đất hương hỏa không?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản dùng vào việc thờ cúng không gộp vào tài sản chia thừa kế và không được chuyển nhượng. Người được giao đất được chỉ định trong di chúc phải thực hiện việc thờ cúng hương hỏa. Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Tức là ở đây quy định đã nêu rõ đất hương hỏa dùng cho mục đích thờ cúng, người được giao đất hương hỏa (được người mất chỉ định trong di chúc) phải thực hiện theo đúng mục đích đó. Tuy nhiên pháp luật không cấm người được giao đất cho thuê đất hương hỏa mà chỉ yêu cầu sử dụng đất đó đúng mục đích.
Như vậy, theo quy định pháp luật thì không thể cho thuê đất hương hỏa vì việc cho thuê này làm thay đổi mục đích thực hiện thờ cúng hương hỏa.
Đất hương hỏa có được thừa kế hoặc chuyển nhượng không?
Đất hương hỏa không được thừa kế hoặc chuyển nhượng vì theo quy định tại Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015, đất hương hỏa (hay di sản dùng vào việc thờ cúng) sẽ không được chia thừa kế cho con cháu.
Người chết sẽ lập di chúc chỉ định ra người được giao quản lý đất hương hỏa để thực hiện việc thờ cúng.
Trường hợp trong di chúc không chỉ định người được giao đất hương hỏa, những người thừa kế theo pháp luật của người chết sẽ cùng thỏa thuận để cử ra người quản lý đất thờ cúng.
Người được chỉ định chỉ là người có trách nhiệm đứng ra quản lý đất và đảm bảo việc thờ cúng được thực hiện đúng với mục đích của di sản và nguyện vọng của người lập di chúc.
Do đó, người được giao đất sẽ không có quyền chuyển nhượng đất hương hỏa cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.
Theo đó, đất hương hỏa sẽ là loại đất áp dụng cơ chế nhượng quyền quản lý, tức đời trước truyền cho đời sau trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào mục đích thờ cúng, hương hỏa.
Như vậy, đất hương hỏa không được thừa kế, chuyển nhượng.
7
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN