Đã có dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc đã có dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân.

Đã có dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Đã có dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân (Hình từ internet)

Đã có dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

dự thảo Nghị quyết​

Theo đó, Nghị quyết này quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

Nghị quyết này áp dụng đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Về nguyên tắc xử lý các sai phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh được quy định như sau:

- Phân định rõ giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm của pháp nhân và trách nhiệm của cá nhân. 

- Đối với sai phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục sai phạm, thiệt hại.

- Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự. 

- Đối với sai phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế trước và là căn cứ quan trọng để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.

- Không được áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

- Đối với các vụ việc thiếu chứng cứ, chứng cứ không rõ ràng phải sớm có kết luận và thực hiện công bố công khai kết luận này.

- Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án.

- Bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án. 

- Phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý doanh nghiệp trong xử lý các sai phạm và giải quyết các vụ việc. 

- Sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.

Về nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định như sau:

- Không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quá 01 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng. 

- Xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

- Ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp.

- Miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định pháp luật.

Xem chi tiết nội dung tại dự thảo Nghị quyết.

 

83

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác