
Hội đồng xét xử
của TAND TP Hà Nội xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và và các đồng phạm - Ảnh: Tư
liệu Tuổi Trẻ
Số thẩm phán còn lại đã hết nhiệm kỳ phải chờ tái bổ nhiệm
theo luật mới mà luật này chưa được thông qua.
Hiến pháp năm 2013 (có hiệu lực từ 1-1-2014) quy định việc
xem xét bổ nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thay đổi so với
trước.
Cụ thể là Chủ tịch nước có nhiệm vụ, quyền hạn “căn cứ vào
nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao”. Trong khi đó, theo Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2002, việc bổ
nhiệm là thẩm quyền trực tiếp của Chủ tịch nước.
Do đó, kể từ đầu năm tới nay, việc bổ nhiệm (tái bổ nhiệm)
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đang phải chờ Luật tổ chức tòa án nhân dân
(sửa đổi).
Thẩm phán Phạm Công Hùng, thẩm phán tòa phúc thẩm Tòa án
nhân dân tối cáo tại TP.HCM, cho biết công việc ở tòa phúc thẩm tại TP.HCM vốn
đã nhiều bởi lượng án rất lớn, số thẩm phán còn nhiệm kỳ thì ít đi khiến công
việc xét xử dồn lên các thẩm phán còn lại.
Tại tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM, nhiều
thẩm phán phải đi làm ngoài giờ để đảm bảo án không bị tồn đọng. Trong khi đó,
các thẩm phán đã hết nhiệm kỳ thì chỉ tham gia giải quyết khâu hồ sơ.
Theo ông Nguyễn Sơn - phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
từ nay đến cuối năm 2014 Tòa án nhân dân tối cao chỉ còn 54 thẩm phán còn đương
nhiệm (trong tổng số gần 120 thẩm phán từ đầu năm 2014).
Ông Nguyễn Sơn cho biết Tòa án nhân dân tối cao đã có kiến
nghị đề nghị Quốc hội ra nghị quyết kéo dài nhiệm kỳ thẩm phán đối với những
thẩm phán hết nhiệm kỳ chờ Luật tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi) được thông qua.
Hai đại biểu Quốc hội là ông Nguyễn Bá Thuyền và ông Đinh
Xuân Thảo đều cùng ý kiến rằng Quốc hội cần có một nghị quyết kéo dài nhiệm kỳ
của những thẩm phán đã hết nhiệm kỳ cho đến khi có quy định mới để công việc
xét xử của tòa án không bị trở ngại.
HOÀNG ĐIỆP - QUỐC THANH
Theo Tuổi trẻ
6,339
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN