Số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp (Dự kiến)

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có dự thảo về số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp. Nội dung bài viết sau cập nhật nội dung của dự thảo về số lượng đơn vị hành chính.

Số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp (Dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)

Số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp (Dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)

Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính.

dự thảo Nghị quyết

Số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp (Dự kiến)

Cụ thể, tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 6 dự kiến số lượng đơn vị hành chính xã, phường sau sắp xếp như sau:

(1) Xã mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên và quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của xã quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Riêng đối với tiêu chuẩn quy mô dân số của xã miền núi, vùng cao hoặc có đường biên giới quốc gia trên đất liền mà có từ 30% trở lên dân số là người dân tộc thiểu số thì mức tối thiểu là 7.500 người.

(2) Phường mới sau sắp xếp có đồng thời diện tích tự nhiên từ 35km² trở lên; quy mô dân số từ 50.000 người trở lên; riêng phường ở miền núi, vùng cao có quy mô dân số từ 35.000 người trở lên.

(3) Trường sắp xếp từ 04 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 01 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại (1) và (2).

Sẽ có 34 tỉnh thành và 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sắp xếp (dự kiến)

Cụ thể, tại nội dung buổi gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một số ý kiến về tổ chức lại không gian phát triển kinh tế-xã hội như sau:

- Về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, trên cơ sở tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được thực hiện mạnh mẽ, triệt để, khoa học, nhân văn, làm từ trên xuống dưới với phương châm "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng".

Bộ Chính trị đang xây dựng nội dung để trình Trung ương "Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã"; "Đề án sắp xếp lại các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng- Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"; "Chủ trương sửa đổi Hiến pháp 2013"... và sau đó là xin ý kiến nhân dân. 

Theo Tổng Bí thư, dự kiến cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính 3 cấp gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường.

Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp để hình thành đơn vị hành chính mới (Dự kiến)

Tại Điều 3 dự thảo Nghị quyết đề xuất nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.

- Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ Hiến pháp, thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính.

- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy tiềm năng, lợi thế, mở rộng không gian phát triển của các địa phương; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Thực hiện sắp xếp nguyên trạng các đơn vị hành chính cùng cấp để hình thành đơn vị hành chính mới.

Trường hợp sáp nhập tỉnh với tinh thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là tỉnh; trường hợp sáp nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương thì đơn vị mới sau sắp xếp là thành phố trực thuộc trung ương. Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị
hành chính mới sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính mới sau sắp xếp là xã.

- Trường hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã làm thay đổi địa giới ĐVHC cấp huyện thì không phải xem xét điều kiện, tiêu chuẩn và không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới của đơn vị hành chính cấp huyện mà ĐVHC cấp xã đó trực thuộc.

201

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác