Theo những tờ trình trước đó của Bộ Tài chính, nước ngọt có
ga không cồn là đồ uống được ưa chuộng ở Việt Nam và thế giới, nhất là trẻ em
nhưng gây ra những vấn đề có hại cho sức khỏe. Nhiều quốc gia đã áp dụng thu
thuế TTĐB với mặt hàng này.
Mức thuế mà Bộ Tài chính đề xuất là 10%. Bộ đánh giá là với
mức thu thuế này thì lượng tiêu thụ sẽ giảm thấp hơn mức 6,8% vì nhà sản xuất
thường có tâm lý chia sẻ một phần thuế cho người mua, khiến giá bán đắt lên, giảm
đi một phần sức mua.
Tuy nhiên, không phải bộ nào cũng đồng tình với quan điểm của
Bộ Tài chính. Bộ KH-ĐT nói rằng những căn cứ giải trình việc thu thuế sản phẩm
này chưa thuyết phục, nhất là phần tác hại và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bộ Công
Thương cho rằng sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp nội và ngoại sản xuất sản phẩm
này.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Bộ Tài chính đã
trình ra cả hai phương án: thu thuế 10% và không thu thuế đối nước ngọt có ga
không cồn. Điều đáng quan tâm là Bộ Tài chính lại xin ý kiến Chính phủ theo hướng
không đánh thuế nữa nhằm “phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế”.
Ngoài ra, lần sửa thuế TTĐB vào tháng 10 tới tại Quốc hội, dự
kiến sẽ bỏ thu thuế naphtha, condensate (nguyên liệu sản xuất dung môi trong
công nghiệp pha sơn hoặc ngành dệt may) và các chế phẩm khác để pha chế xăng.
Tuy nhiên, các mặt hàng đưa vào khu phi thuế quan như thuốc
lá, xì gà, rượu bia vẫn phải thu thuế TTĐB để tránh gian lận thương mại.
Ngoài ra, sẽ tăng thuế mặt hàng thuốc lá từ 65% lên 75% và
có lộ trình tăng thêm 10% áp dụng từ năm 2018.
Rượu từ 20 độ trở lên tăng từ mức thuế suất 50% lên thuế suất 65%, rượu dưới 20
độ áp mức thuế suất 35% (tăng 10%).
Nếu Quốc hội thông qua, các mức thuế này sẽ được áp dụng từ
1-7-2015
Lan Nhi
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn
3,123
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN