
Ảnh minh họa
Theo đó, hàng hóa, dịch
vụ được quy định tại Thông tư này là hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá;
hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá trong thời gian Nhà nước
áp dụng các biện pháp để bình ổn giá; hàng hóa, dịch vụ khi thực hiện hiệp
thương giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá và thanh tra, kiểm tra chấp hành
pháp luật về giá.
Nguyên tắc định giá chung
nhằm bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận
phù hợp với mặt bằng giá thị trường và chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ có tác động đến giá hàng hóa, dịch
vụ; Kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi.
Thông tư quy định phương
pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ bao gồm phương pháp so sánh và
phương pháp chi phí. Căn cứ đặc tính và giá trị sử dụng của từng loại hàng
hóa, dịch vụ, các điều kiện cụ thể về sản xuất kinh doanh, về thị trường, lưu
thông hàng hóa, dịch vụ cụ thể, tổ chức, cá nhân lựa chọn phương pháp định giá
hàng hóa, dịch vụ phù hợp với hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
Phương pháp so sánh là
phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào kết quả phân tích, so sánh
giữa mức giá và các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật ảnh hưởng lớn đến mức giá của
hàng hóa, dịch vụ cần định giá với hàng hóa, dịch vụ tương tự được giao dịch
trên thị trường trong nước; có tham khảo giá cả trên thị trường khu vực và thế
giới (nếu có).
Các yếu tố để phân tích,
so sánh và điều chỉnh giá là các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến giá hàng hóa,
dịch vụ cần định giá gồm: Mức giá giao dịch, mua bán trên thị trường trong điều
kiện bình thường (không xảy ra trường hợp khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch
họa, hỏa hoạn, dịch bệnh) của hàng hóa, dịch vụ tương tự gắn với thời gian,
điều kiện giao dịch (điều kiện thị trường, điều kiện mua bán, giao nhận, thanh
toán, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng,...) và chính sách của Nhà nước có tác động
đến giá hàng hóa, dịch vụ; Các đặc tính cơ bản của hàng hóa, dịch vụ như các
đặc điểm, thông số kinh tế, kỹ thuật chủ yếu của hàng hóa, dịch vụ, tình trạng
sử dụng, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, thời gian sử dụng,
đặc điểm pháp lý, mục đích sử dụng và các thông số so sánh khác có liên quan.
Đối với phương pháp chi
phí là phương pháp định giá hàng hóa, dịch vụ căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh
doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và mức lợi nhuận dự kiến (nếu có) phù hợp với mặt
bằng giá thị trường và chính sách của Nhà nước có tác động đến giá hàng hóa,
dịch vụ.
Khánh Linh
Theo baodientu.chinhphu.vn
5,418
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN