Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.
Theo đó, Hội đồng Cạnh tranh có từ 11 đến
15 thành viên, bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch (không quá 3 Phó Chủ tịch) và
các Ủy viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm
theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Thành viên Hội đồng Cạnh tranh phải đáp ứng
các tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật Cạnh tranh. Nhiệm kỳ của
các thành viên là 5 và có thể được bổ nhiệm lại. Thành viên làm việc kiêm nhiệm
hoặc chuyên trách theo quyết định bổ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ. Các thành
viên Hội đồng Cạnh tranh được hưởng chế độ theo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ.
Hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh là tổ
chức xử lý, giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh; giải quyết khiếu nại các quyết
định của Hội đồng Cạnh tranh; tham gia tố tụng hành chính và thực hiện các hoạt
động khác của Hội đồng.
Quyết định cũng quy định rõ, nhiệm vụ và
quyền hạn của các thành viên Hội đồng bao gồm: Chủ tịch; Phó Chủ tịch; các Ủy
viên. Trong đó, Chủ tịch Hội đồng được quyền thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh
tranh để xử lý các vụ việc cạnh tranh cụ thể; quyết định thay đổi Chủ tọa
Phiên điều trần, các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc, Thư ký Phiên điều trần,
người giám định, người phiên dịch theo quy định của pháp luật; quyết định áp dụng,
thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật; tổ
chức giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh...
Phương Nhi
Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
4,067
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN