Việc tăng thuế môi trường xăng dầu 300% từng được lý giải là để... chống hụt thu ngân sách do giá dầu giảm. Ảnh: MINH KHUÊ
|
Lỗ hổngTrước sức ép dư luận, chính quyền Hà Nội
đã phải tạm dừng việc chặt hạ cây xanh để trồng mới nhưng vẫn khẳng định dự án
này là “đúng pháp luật, đúng khoa học” trong khi các nhà khoa học lại cho rằng
không có cơ sở khoa học khi trồng cây vàng tâm hay cây gỗ mỡ làm cây đô thị.
Còn theo Thanh tra Chính phủ, dự án này “có nhiều vấn đề chưa minh bạch, rõ
ràng, có dấu hiệu vi phạm khoản 2, điều 14 Luật Thủ đô và khoản 1, điều 14 Nghị
định 64/2010 của Chính phủ quy định về quản lý cây xanh đô thị, gây bức xúc dư
luận nhân dân”. Bên cạnh đó, còn một câu hỏi: Liệu có hợp lý không khi chính
quyền chặt cây mà không cần “hỏi ý kiến” người dân - đối tượng chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi chính sách?
Chuyện “chặt cây” của Hà Nội không phải
chỉ có lỗi “tuyên truyền” mà còn thiếu rất nhiều cơ sở cho một chính sách tốt!
Cách đây không lâu, câu chuyện tăng thuế
môi trường xăng dầu lên 300% (từ 1.000 đồng lên 3.000 đồng/lít) cũng gây xôn
xao dư luận. Ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính),
lý giải nguyên nhân buộc phải tăng thuế môi trường là do thuế nhập khẩu mặt
hàng này giảm từ 35% xuống còn 20%, giá xăng dầu từ quí 3-2014 liên tục giảm, để
chống buôn lậu, thúc đẩy người dân dùng xăng E5 và chống hụt thu ngân sách do
giá dầu giảm.
Về nguyên tắc, mục tiêu của thuế môi trường
là tạo nguồn thu cho ngân sách, lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho
môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội. Như vậy, mục tiêu thuế môi trường
là nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm
môi trường.
Đối chiếu nguyên tắc cơ bản này với các
lý do mà đại diện Bộ Tài chính đưa ra thì chỉ có một lý do phù hợp là “thúc đẩy
dùng xăng E5”. Lý do đưa ra sẽ thuyết phục hơn nếu cũng với việc tăng thuế bảo
vệ môi trường thì Chính phủ có đề án “chi tiêu” phù hợp như tăng chi phí cho y
tế nhằm bảo vệ sức khỏe dân do ô nhiễm môi trường do xăng dầu gây ra, hay đầu tư
cho các nghiên cứu nguồn năng lượng mới, tiết kiệm năng lượng nhằm hạn chế tiêu
thụ xăng dầu…
Trước đó, quyết định tăng giá điện cũng
gây tranh luận. Một số lý do được đưa ra là giá điện Việt Nam thấp hơn thế giới
và EVN đang lỗ. Nhưng điều cốt lõi nhất là EVN phải minh bạch giá thành điện để
chứng minh mức giá đưa là hoàn toàn hợp lý. Nghịch lý làm sao khi giá thành điện
vẫn được xem là “bí mật” vì EVN không chịu công khai.
Nghe
và tiếp thu
Thuyết minh về dự án Luật Ban hành quyết
định hành chính, Chính phủ cho rằng “một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động
của nền hành chính không minh bạch, tham nhũng và ảnh hưởng đến niềm tin của người
dân đối với các cơ quan hành chính nói riêng và các cơ quan nhà nước nói chung
là do thiếu một văn bản áp dụng thống nhất trong toàn quốc...”. Cụ thể, hiện
nay Việt Nam chưa có văn bản quy định cụ thể các nguyên tắc, quy trình ban hành
quyết định hành chính nên thiếu cơ sở để xác định trách nhiệm của các cơ quan,
cán bộ, công chức nhà nước trong quá trình quản lý hành chính.
Trên thực tế, những hạn chế đó chỉ mang
tính bề nổi vì nếu chỉ có một “văn bản áp dụng thống nhất” thì không giải quyết
được những yếu kém trong vấn đề ra chính sách. Thông thường ở các quốc gia trên
thế giới mỗi chính sách ra đời đều phải dựa trên rất nhiều nghiên cứu để nhận
biết những vấn đề liên quan, nguyên nhân, giải pháp, tính hợp hiến, hợp pháp,
khả năng về tài chính… Tóm lại, đằng sau mỗi chính sách phải có cơ sở khoa học,
pháp lý rõ ràng. Điều không thể thiếu nữa là mỗi chính sách phải được công khai
minh bạch và tiếp thu sự đóng góp của các nhà chuyên môn, các đối tượng chịu ảnh
hưởng trong xã hội.
Ở Việt Nam, nhiều chính sách cũng được đưa
ra lấy ý kiến và được rất nhiều cơ quan chức năng tham mưu, rà soát. Tuy nhiên,
thực tế nhiều trường hợp việc lấy ý kiến, góp ý không đạt hiệu quả cao. Không
ít lần dư luận đặt câu hỏi liệu có việc “cài cắm” quyền lợi riêng sau một dự luật
hay chính sách hay không?
Một trong những nguyên nhân “khách quan”
dẫn đến chính sách kém chất lượng không thể không nhắc tới là do Việt Nam thiếu
những nghiên cứu cơ bản có chất lượng phục vụ cho việc hoạch định chính sách.
Do đó, nhiều ý tưởng và chính sách thực tế ra đời dựa trên cảm tính.
Phương Lam
Theo
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
2,643
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN