Quy trình xây dựng ban hành nghị quyết của HĐND cấp xã từ 01/7/2025

Chính phủ ban hành Nghị định 187/2025/NĐ-CP. Theo đó quy định việc xây dựng ban hành nghị quyết của HĐND cấp xã từ 01/7/2025.

Quy trình xây dựng ban hành nghị quyết của HĐND cấp xã từ 01/7/2025

Quy trình xây dựng ban hành nghị quyết của HĐND cấp xã từ 01/7/2025 (Hình từ Internet)

Quy trình xây dựng ban hành nghị quyết của HĐND cấp xã từ 01/7/2025

Tại Nghị định 187/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 78/2025/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp để tổ chức Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định việc xây dựng ban hành nghị quyết của HĐND cấp xã như sau:

Soạn thảo nghị quyết

(1) Căn cứ vào tính chất, nội dung của nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phân công cơ quan chủ trì soạn thảo. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức soạn thảo dự thảo nghị quyết.

(2) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:

- Nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, tài liệu có liên quan đến dự thảo nghị quyết và thực tế ở địa phương;

- Tổ chức việc soạn thảo. Trường hợp cần thiết, mời đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia việc soạn thảo;

- Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo nghị quyết; lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến;

- Tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý và hoàn thiện hồ sơ dự thảo nghị quyết.

(3) Hồ sơ dự thảo nghị quyết để lấy ý kiến, bao gồm dự thảo các tài liệu sau đây:

a) Tờ trình;

b) Dự thảo nghị quyết;

c) Tài liệu khác (nếu có).

Thẩm định dự thảo nghị quyết

(1) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thẩm định dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Ủy ban nhân dân trình trước khi trình Ủy ban nhân dân trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản hoặc tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo nghị quyết với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Phòng Tư pháp tự thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo nghị quyết với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

(2) Cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ thẩm định, bao gồm văn bản đề nghị thẩm định và các tài liệu sau đây:

- Tài liệu quy gồm:

+ Tờ trình;

+ Dự thảo nghị quyết;

+ Tài liệu khác (nếu có).

- Bản tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý.

(3) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản. Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định như trên thì chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

(4) Trường hợp tổ chức cuộc họp thẩm định thì người tham gia cuộc họp thẩm định có ý kiến về nội dung thẩm định thuộc phạm vi quản lý lĩnh vực do mình phụ trách và các nội dung khác có liên quan.

(5) Nội dung thẩm định gồm các vấn đề sau đây:

- Sự cần thiết ban hành văn bản;

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với chủ trương, đường lối của Đảng;

- Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật của dự thảo nghị quyết;

- Sự cần thiết, tính hợp lý của thủ tục hành chính, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, việc ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số;

- Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

(6) Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý kiến về nội dung thẩm định theo quy định như trên.

(7) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định và chỉnh lý dự thảo văn bản.

Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định trình dự thảo nghị quyết.

(1) Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi hồ sơ nghị quyết, bao gồm: tài liệu quy định và báo cáo thẩm định, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.

(2) Ủy ban nhân dân xem xét, quyết định việc trình Hội đồng nhân dân dự thảo nghị quyết theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân.

Thẩm tra dự thảo nghị quyết

(1) Các Ban của Hội đồng nhân dân thẩm tra dự thảo nghị quyết trước khi trình Hội đồng nhân dân:

- Chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, cơ quan trình dự thảo nghị quyết phải gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra để thẩm tra;

- Hồ sơ gửi thẩm tra được gửi bằng bản điện tử và 01 bản giấy gồm tài liệu Tờ trình; Dự thảo nghị quyết; Tài liệu khác (nếu có); Bản tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và báo cáo thẩm định, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.

(2) Nội dung thẩm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Sự cần thiết ban hành văn bản;

- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với chủ trương, đường lối của Đảng;

- Tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật của dự thảo nghị quyết; vấn đề còn có ý kiến khác nhau;

- Sự cần thiết, tính hợp lý của thủ tục hành chính, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, việc ứng dụng, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

- Ngôn ngữ, thể thức, kỹ thuật trình bày và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.

(3) Việc thẩm tra được thực hiện theo Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân.

(4) Báo cáo thẩm tra phải thể hiện rõ quan điểm của cơ quan thẩm tra về những vấn đề thuộc nội dung thẩm tra quy định tại (2) và được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân, đồng thời gửi đến cơ quan trình nghị quyết.

Xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết

(1) Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo nghị quyết để gửi đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân. Hồ sơ gửi bằng bản điện tử và 01 bản giấy, bao gồm:

- Tài liệu Tờ trình; Dự thảo nghị quyết; Tài liệu khác (nếu có); Bản tổng hợp ý kiến, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý và báo cáo thẩm định, báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định.

- Báo cáo thẩm tra;

(2) Việc xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân được tiến hành theo trình tự sau đây:

- Đại diện cơ quan, tổ chức trình dự thảo thuyết trình dự thảo nghị quyết;

- Đại diện Ban của Hội đồng nhân dân được phân công thẩm tra trình bày báo cáo thẩm tra;

- Hội đồng nhân dân thảo luận. Trên cơ sở ý kiến của Hội đồng nhân dân, cơ quan trình có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý dự thảo. Cơ quan trình báo cáo Hội đồng nhân dân về dự thảo đã được chỉnh lý. Cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo Hội đồng nhân dân ý kiến về dự thảo đã được chỉnh lý.

Trường hợp dự thảo có nội dung quan trọng, phức tạp hoặc còn có ý kiến khác nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý thì Hội đồng nhân dân tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan trình quyết định lùi thời điểm trình Hội đồng nhân dân thông qua;

- Hội đồng nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết.

(3) Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng thực nghị quyết.

Xem thêm tại Tại Nghị định 187/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.

31

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác