
Nguồn: ITN
81%
doanh nghiệp chưa tham gia hòa giải
Ông Phan Trọng Đạt, Phó trưởng ban Xúc
tiến Đào tạo, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC cho biết, trong số 327
doanh nghiệp tham gia khảo sát có tới 81% chưa từng tham gia hòa giải, 70% trả
lời không hề quen thuộc hoặc chưa đủ quen thuộc với quy trình hòa giải thương mại.
Trong số 176 doanh nghiệp cho biết lý do không tham gia hòa giải, chỉ có 14
doanh nghiệp thừa nhận do họ thiếu kiến thức về hòa giải. Tuy nhiên, số liệu
này dường như chưa phản ánh đúng thực tế bởi qua khảo sát, nhiều doanh nghiệp
còn nhận thức sai về hòa giải.
Khoảng 1/3 số doanh nghiệp trả lời rằng
họ không biết rằng thông tin được chia sẻ trong quá trình hòa giải được giữ bảo
mật, mặc dù nhiều doanh nghiệp đồng ý rằng bảo mật thông tin có ý nghĩa quan trọng
đối với họ trong thủ tục giải quyết tranh chấp. Khoảng 21% doanh nghiệp không
biết giải pháp đạt được trong hòa giải phải được các bên tranh chấp tự mình chấp
thuận chứ không thể bị áp đặt bởi hòa giải viên và gần một nửa số doanh nghiệp
không biết rằng thời hiệu khởi kiện được tạm ngừng khi hòa giải bắt đầu. Hoặc
thậm chí họ có quan điểm cho rằng, phải tranh chấp nghiêm trọng mới cần tới hòa
giải thương mại. Tuy còn có tình trạng thiếu nhận thức về chi tiết của quy
trình hòa giải cũng như hạn chế về mức độ sử dụng hòa giải trong giải quyết
tranh chấp song có tới 78% doanh nghiệp muốn sử dụng hòa giải như một phương thức
để giải quyết tranh chấp kinh doanh.
Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
thương mại không chỉ là mong mỏi của doanh nghiệp mà còn là yêu cầu đặt ra
trong tiến trình cải cách tư pháp. Trong Nghị
quyết 19 về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã đặt Việt
Nam vào bản đồ cạnh tranh của ASEAN đồng thời đề ra chỉ tiêu rút ngắn thời gian
giải quyết tranh chấp hợp đồng từ 400 ngày xuống còn 200 ngày. Thực tế đó đặt
ra yêu cầu cùng với hoạt động cải cách tư pháp, cần nhiều phương thức hiệu quả
để giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, trong đó có hòa giải thương mại.
Hòa giải thương mại đã được đề cập trong Bộ luật Hàng hải, Luật Thương mại, Luật Đầu tư... và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia. Tuy nhiên, những văn bản này mới chỉ ghi nhận nguyên tắc chung về việc các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải mà chưa quy định cụ thể, hướng dẫn về hòa giải viên, tổ chức hòa giải chuyên nghiệp cũng như trình tự, thủ tục hòa giải. |
Cần
nghị định riêngTheo khảo sát, khoảng 19% doanh nghiệp
đã sử dụng phương thức hòa giải để giải quyết các tranh chấp của mình, sau đó mới
lựa chọn tòa án và trọng tài. Tuy nhiên, do chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh
trực tiếp, toàn diện hoạt động hòa giải thương mại như một phương thức giải quyết
tranh chấp độc lập nên hòa giải thương mại chủ yếu gắn với hoạt động tố tụng của
tòa án và tố tụng trọng tài. Song, số lượng tranh chấp thương mại được giải quyết
bằng trọng tài, tòa án còn rất thấp. Theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch
VIAC, hình bóng của hòa giải thương mại đã từng được gửi ké trong nhiều văn bản
quy phạm pháp luật, đến này chưa có một văn bản độc lập nào quy định riêng về
phương thức này.
Xây dựng nghị định riêng về hòa giải
thương mại là mong mỏi của không ít doanh nghiệp nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc
đa dạng hóa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại. Được biết, Bộ Tư pháp đang
chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và đơn vị có liên quan xây dựng dự thảo nghị
định về hòa giải thương mại. Dự thảo quy định về phạm vi giải quyết tranh chấp
bằng hòa giải thương mại, tiêu chuẩn cũng như quyền và nghĩa vụ của các hòa giải
viên thương mại, điều kiện thành lập tổ chức cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại
và chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết
tranh chấp.
Điểm khác biệt giữa hòa giải thương mại và trọng tài là phán quyết của trọng tài mang tính ràng buộc về mặt pháp lý còn thỏa thuận hòa giải thành có được thực hiện hay không, phụ thuộc vào cam kết của các bên trong quá trình hòa giải, các bên cùng thống nhất thực hiện thỏa thuận mà họ đã đạt được với sự hỗ trợ của hòa giải viên. |
Theo bà Nina Mocheva, chuyên gia quốc tế
về trọng tài và hòa giải, Ngân hàng Thế giới, dự thảo nghị định cần nhấn mạnh khái
niệm “thương mại” để bảo đảm những tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải
thương mại phù hợp với quy định cũng như tiêu chí được đưa ra. Quy định về
tranh chấp thương mại của dự thảo cũng phải đồng nhất, nhất quán với khái niệm
tranh chấp thương mại tại các văn bản pháp luật khác, bảo đảm cho nội hàm của từ
thương mại đủ rộng để bao quát hết những tranh chấp có liên quan.Nhiều chuyên gia nhận định, dự thảo cần
nghiên cứu những quy định hướng dẫn luật mẫu về hòa giải của Ủy ban Liên Hợp Quốc
về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) đối với những trường hợp nằm ngoài phạm
vi của hòa giải thương mại như thỏa ước tập thể, giao dịch của người tiêu dùng
hay những tranh chấp liên quan tới đất đai. Có như vậy, dự thảo được ban hành mới
thể chế hóa được đầy đủ những cam kết của Việt Nam trong WTO về hòa giải thương
mại.
>> Xem dự thảo Nghị định về hòa giải thương mại
Thảo Mộc
Theo Đại biểu Nhân Dân
6,121
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN